Một mặt nữa của Bạo lực học đường

Bạo lực học đường không còn là học sinh đánh nhau mà ngày càng nghiêm trọng hơn khi ngay cả giáo viên cũng "nhập cuộc".
Sau khi kết thúc tiết thứ nhất, lớp 4/1 Trường tiểu học Phước Sơn đi làm vệ sinh. Trong khi các bạn tham gia dọn dẹp thì có 7 em: Hoàng Văn Trọng, Nông Đức Toàn, Linh Thành Nguyên, Hoàng Chung Tình, Vy Minh Tiến, Hoàng Xuân Trường và Nông Tuấn Thành bỏ đi đá bóng. Khi bắt đầu tiết âm nhạc, nghe các HS khác mách lại, thầy Trần Ngọc Phương (SN 1986, giáo viên dạy nhạc) đã gọi từng em lên tra hỏi và lần lượt bắt 7 HS trên úp mặt vào bảng rồi dùng cây thước gỗ (chiều dài 75 cm, rộng khoảng 4 cm, dày 2 cm) đánh liên tiếp vào mông các em. Đánh tím mông 7 học sinh nhưng thầy giáo chỉ nói: "Có đánh hơi quá tay chứ nhưng không phải cố tình". Công an Huyện Bù Đăng (Bình Phước) đưa 5/7 học sinh (HS) Trường tiểu học Phước Sơn đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước giám định vết thương, để điều tra, làm rõ việc các em bị thầy giáo đánh.

Gia đình cháu Trần Thị Kim Ngân (5 tuổi, học Trường mầm non Phú An, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đã đưa cháu đến các cơ quan chức năng tố cáo việc cháu bị cô giáo bạo hành gây thương tích. Chị Đặng Thị Thúy (trú thôn Thủy Diện, xã Phú An, mẹ cháu Ngân) cho biết, sáng 22.11, sau khi cháu đến trường khoảng gần 1 giờ đồng hồ thì đột nhiên quay về nhà một mình và kêu khóc. Kiểm tra, người nhà phát hiện hai cánh tay (đoạn dưới nách) của cháu bị thâm tím thành vệt dài, kèm vết cấu nhéo; trán bị bầm tím, lan đến hốc mắt bên phải, trên má hằn rõ các vết đỏ dấu ngón tay người lớn. Gặng hỏi, cháu Ngân kể bị cô giáo Bình đánh bằng thước gỗ và bỏ vào xô nhựa không có nước để dọa, bắt cháu ngừng khóc.



Quá hoảng loạn, trên đường chạy về nhà, cháu đã vấp ngã đập đầu vào đường bê tông bị chấn thương vùng trán. Chị Thúy cho biết đã đến trường hỏi nhưng cô Bình một mực phủ nhận việc đánh học sinh. Thế nhưng, đến sáng 24.11, hiệu trưởng Huỳnh Thị Bích Thuận đã đến nhà chị Thúy để đặt vấn đề hỗ trợ chi phí thuốc men cho cháu Ngân.

Đoạn clip dài gần 10 phút, đăng tải trên youtube ngày 1/3 với cái tên “Vietnam's got talent 2011, tập 10 (vòng bán kết 1) 4/3/2012” và lan truyền nhanh chóng mặt. Nội dung của clip ghi lại cảnh một thầy giáo trẻ đang dùng thước đánh tới tấp học sinh. Thậm chí có em còn bị đánh 5 roi liên tiếp. Không chỉ có các học sinh nam mà còn có cả học sinh nữ. Các học sinh trong lớp đều mặc áo trắng, thắt khăn quàng đỏ, nhiều em đã hét lên đau đớn khi phải chịu đòn roi.

Clip có lẽ được một học sinh trong lớp quay lén. Trong đó, có khá nhiều giọng nói miền Nam. Sau khi clip này được phát trên youtube, rất nhiều cư dân mạng bày tỏ thái độ bức xúc với người thầy. Đa phần các ý kiến bày tỏ: cách dạy học và giáo dục của người thầy trên không đúng, cần cư xử đúng mực hơn với học trò.

Tại văn phòng, cô Trần Thị Hiền – Hiệu trưởng nhà trường xác nhận đã có thông tin về vụ việc cô Châu Thị Hồng Đào đánh học sinh do Phòng Giáo dục Quận gửi về trường nhưng cô giáo Đào vẫn đang làm việc bình thường. Theo văn bản gửi Sở GD – ĐT TP. HCM và Phòng GD quận Bình Thạnh, Hiệu trưởng nhà trường đã trao đổi với cô Hồng Đào về sự việc cô phạt học sinh lớp 9.4, yêu cầu cô Đào làm tường trình. Tập thể lớp 9.4 đã tường trình sự việc.

Qua tường trình của cô Đào và học sinh lớp 9.4 thì cô Đào đã xử phạt học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ngày 28/12/2009 dưới hình thức tát vào má và véo tai học sinh, do nhiều học sinh của lớp không thuộc bài môn Anh văn và bị các lỗi khác nên giáo viên bộ môn ghi vào sổ đầu bài. Ban giám hiệu đã phê bình cô Đào trước hội đồng nhà trường.
Vì học sinh không làm bài tập ở lớp học thêm, thầy giáo bộ môn toán Lại Hải Khoát (giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng, đã theo nghề dạy học trên 20 năm) đã đánh một số học sinh gây chấn thương. Bị đánh nặng nhất là em Cao Nguyễn Hoài Thanh Phong (13 tuổi, học sinh lớp 7A3 Trường THCS Quang Trung). Theo đánh giá của bác sĩ Bệnh viện II Lâm Đồng, em Phong bị đa chấn thương phần mềm, trên mặt, đặc biệt là phần mông có nhiều vết bầm tím.

Tiết tiếng Anh cuối buổi tại lớp 7I trường THCS Liên Hoa, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, cô giáo Trần Thị Phương Lan bước vào lớp thì thấy có những viết phấn vẽ chằng chịt trên mặt ghế ngồi của giáo viên. Cô Lan đã nổi khùng, học sinh biết lỗi đã xin cô cho lau mặt ghế, cô không chịu. Cô tuyên bố "Nếu không ai nhận lỗi và lớp không phát hiện ra người có lỗi thì phải chịu hình phạt chung. Cả lớp lên liếm cho sạch nhát vẽ bậy”. Sau lời tuyên bố, cô lần lượt chỉ từng bàn lên làm cái việc lạ đời ấy. Lần lượt 47 học sinh tuổi đời 14 -15 gồm 18 nữ, còn lại là nam, đã ngoan ngoãn lên cúi đầu dùng lưỡi để xoá những nét phấn nghịch ngợm mà chỉ có một bạn nào đó đã trót dại vẽ lên chỗ ngồi của cô giáo. Hình phạt đợt 2 như cũ: Toàn bộ 47 học trò lại ngoan ngoãn từng bàn lên liếm ghế cho sạch nét vẽ bậy. "Bạn nào liếm dối là bị cô bắt liếm đi liếm lại nhiều lần", nhiều học sinh đã nói với các phóng viên như vậy.

. Được cô giáo mời đến lớp trao đổi về việc bé Thiên không chịu chép bài, phụ huynh phát hiện con mình đang khóc, ôm cánh tay trái với những vết sưng đỏ. Em bị cô dùng thước đánh vào tay do lỗi không chép bài. Thấy em Huỳnh Nhật Thiên (học sinh lớp 2/2 trường tiểu học Tân Lập 2, Nha Trang) không chép bài, cô giáo dạy môn tiếng Pháp Võ Thị Bích Tuyền đã dùng thước đánh vào cánh tay trái của em. Sau đó, giờ học buổi chiều cùng ngày, thấy Thiên vẫn chưa chép bài đầy đủ, cô Tuyền gọi em lên bục giảng, tiếp tục dùng thước bảng đánh vào tay trái cậu bé. Chiều cùng ngày, cô Tuyền mời cha mẹ Thiên đến gặp cô tại lớp để trao đổi về việc học sinh này không chịu chép bài. Đến nơi phụ huynh thấy con mình đang khóc, ôm cánh tay trái với những vết thương sưng đỏ, quá nóng giận nên đã lớn tiếng với cô giáo và xảy ra xô xát. Phụ huynh cho biết, Thiên vừa làm tiểu phẫu ở bắp tay phải nên chép bài không nhanh và mệt mỏi. Có thể đây là nguyên nhân khiến bé không đáp ứng được bài học trên lớp. Dù giận dữ với cô giáo, song gia đình vẫn xin nhà trường xử lý nhẹ lỗi của cô giáo và không kiện cáo gì.

Trong buổi chào cờ đầu tuần ngày 31/10, học sinh lớp 10B4 xếp hàng không nghiêm túc. Đến buổi sinh hoạt cuối tuần ngày 4/11, cô giáo chủ nhiệm lớp Võ Thị Thiện Tâm đã yêu cầu từng học sinh nằm lên bàn học và dùng cán chổi đánh vào mông các em.

Trực tiếp đánh 4 em nữ, cô giáo kêu mỏi tay và giao cho lớp trưởng Trần Đức Hoàng đánh các bạn còn lại. Lớp có 41 học sinh, tại buổi sinh hoạt hôm đó có 20 em bị cô giáo và lớp trưởng đánh. Trong đó 17 học sinh nữ bị đánh mỗi em 10 roi. 3 học sinh nam bị đánh mỗi em 5 roi. Em Trần Thị Diễm đến chu kỳ kinh, xin cô chịu phạt đứng, nhưng bị cô giáo chủ nhiệm tăng hình phạt lên 20 roi.


Cô giáo Nguyễn Ngọc Thúy Liên, giáo viên biên chế nhưng ở dạng dự khuyết của Trường tiểu học Bông Sao (Q.8, TP.HCM) đã phạt em N.L.H.L lớp 2 úp mặt xuống bàn vì nói chuyện trong giờ học. Trong lúc úp mặt, vì khó chịu nên cháu hé mắt, ngẩng lên, cô giúi đầu xuống làm aăng cửa cháu va vào cạnh bàn và gãy. Cô Tr., cô ruột của em N.L.H.L cho hay: "Chúng tôi không muốn làm lớn chuyện vì trường Bông Sao là một trường tốt, sau vụ việc, nhà trường đã kịp thời xử lý vụ việc khiến gia đình hài lòng, không giấu giếm và bao che cho cô giáo, cô giáo cũng đã xin lỗi gia đình, tuy nhiên, giá như ngày hôm xảy ra vụ việc, cô gọi điện cho gia đình thì tốt hơn. Thật may là cháu chưa thay răng sữa, nên chiếc răng bị gãy vẫn có thể mọc lại, nếu không ảnh hưởng đến
 cháu cả đời", cô Tr. nói.

Do nóng giận, cô giáo Nguyễn Thị Oanh - giáo viên Trường mầm non tư thực Hoàng Hoa (Phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắc Lắc) đã "lỡ"tay đánh cháu Nguyễn Quang Huy (19 tháng tuổi). Sau khi vụ việc xảy ra, cô giáo này không có đủ 10 triệu (theo yêu cầu của bà Bùi Thị Lan Anh - mẹ cháu Huy) đưa cho bà Lan Anh nên bà Lan Anh đã gửi đơn đến Công an phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc tố cáo cô Oanh đánh đập con bà. Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 13/12, do cháu Nguyễn Quang Huy (19 tháng tuổi) khóc nhiều quá mà cô dỗ dành nhiều lần không được nên trong lúc tức giận cô Oanh đã lấy tay tát mạnh vào mặt cháu Huy khiến mặt cháu bị trầy xước và bầm tím.
Theo: GDVN
Copyright © 2013 Social worker and Templates - Anime OST.