10 chú ý khi giao tiếp với người khuyết tật




1. Khi nói chuyện với người khuyết tật nên nói trực tiếp với người đó hơn là thông qua phiên dịch ngôn ngữ hay người cùng đi. 

2. Khi được giới thiệu với một người khuyết tật, chìa tay ra bắt là điều thích hợp. Với những người hạn chế trong việc sử dụng tay hoặc người sử dụng tay giả vẫn có thể bắt tay theo cách thông thường. (Bắt tay với tay trái cũng là chào hỏi)
3. Khi gặp gỡ với người khiếm thị, luôn luôn chủ động giới thiệu về mình và những người đi cùng. Khi nói chuyện trong một nhóm, nhớ gọi tên người bạn muốn nói chuyện cùng.
4. Nếu bạn muốn giúp đỡ NKT, hãy chờ cho đến khi người được giúp đỡ chấp nhận lời đề nghị. Sau đó lắng nghe hướng dẫn hoặc hỏi về cách trợ giúp.
5. Đối xử với người lớn đúng như độ tuổi của họ. Xưng hô với người khuyết tật bằng tên của họ giống như cách bạn gọi tên mọi người. (Đừng bao giờ đối xử với người ngồi xe lăn bằng cách vỗ vào đầu hay vai của họ.)
6. Bám hoặc dựa vào xe lăn của NKT cũng đồng nghĩa như bám hoặc dựa vào người khác và như thế là đã làm phiền họ. Xe lăn như một phần thân thể của người sử dụng chúng.
7. Hãy lắng nghe một cách chăm chú khi bạn nói chuyện với người khó khăn về ngôn ngữ. Kiên nhẫn chờ đến khi họ kết thúc câu chuyện, không nên ngắt lời giữa chừng hoặc nói hộ phần của họ. Nếu cần thiết nên đặt câu hỏi ngắn để có được câu trả lời ngắn, như là lắc đầu hay gật đầu. Đừng bao giờ giả bộ hiểu nếu như bạn thấy khó hiểu, thay vào đó bạn có thể nhắc lại những điều bạn đã hiểu và để cho người nói xác nhận. Việc phản hồi đó sẽ giúp bạn hiểu được thông tin rành mạch hơn.
8. Khi nói chuyện với người sử dụng xe lăn hoặc là dùng nạng, để thuận tiện cho cuộc nói chuyện bạn nên đứng ngang tầm mắt và trước mặt người đối thoại.
9. Muốn thu hút được sự chú ý của người khiếm thính, vỗ nhẹ lên vai họ hoặc là vẫy tay ra hiệu. Nhìn thẳng vào họ, nói rõ ràng, chậm rãi và diễn cảm với người có thể đọc cử động môi. Tuy nhiên không phải tất cả những người khiếm thính đều có thể đọc được cử động môi. Đối với những người có khả năng đọc hãy chú ý hơn bằng cách quay mặt ra chỗ sáng, tránh dùng tay, không hút thuốc hay ăn uống trong khi nói.
10. Hãy thoải mái, đừng lúng túng nếu vô ý dùng những từ biểu cảm thông thường như: “Hẹn gặp lại” hoặc “Anh đã từng nghe về chuyện đó chưa?”, những điều này dường như liên quan đến khiếm khuyết của họ. Đừng ngại đưa ra những câu hỏi nếu bạn không chắc chắn sẽ phải làm gì.



"Ten Commandments of Etiquette for Communicating with People with Disabilities"
1. When talking with a person with a disability, speak directly to that person rather than through a companion or sign language interpreter.
2. When introduced to a person with a disability, it is appropriate to offer to shake hands. People with limited hand use or who wear an artificial limb can usually shake hands. (Shaking hands with the left hand is an acceptable greeting.)
3. When meeting a person who is visually impaired, always identify yourself and others who may be with you. When conversing in a group, remember to identify the person to whom you are speaking.
4. If you offer assistance, wait until the offer is accepted. Then listen to or ask for instructions.
5. Treat adults as adults. Address people who have disabilities by their first names only when extending the same familiarity to all others. (Never patronize people who use wheelchairs by patting them on the head or shoulder.)
6. Leaning on or hanging on to a person's wheelchair is similar to leaning on hanging on to a person and is generally considered annoying. The chair is part of the personal body space of the person who uses it.
7. Listen attentively when you're talking with a person who has difficulty speaking. Be patient and wait for the person to finish, rather than correcting or speaking for the person. If necessary, ask short questions that require short answers, a nod or shake of the head. Never pretend to understand if you are having difficulty doing so. Instead, repeat what you have understood and allow the person to respond. The response will clue you in and guide your understanding.
8. When speaking with a person who uses a wheelchair or a person who uses crutches, place yourself at eye level in front of the person to facilitate the conversation.
9. To get the attention of a person who is deaf, tap the person on the shoulder or wave your hand. Look directly at the person and speak clearly, slowly, and expressively to determine if the person can read your lips. Not all people who are deaf can read lips. For those who do lip read, be sensitive to their needs by placing yourself so that you face the light source and keep hands, cigarettes and food away from your mouth when speaking.
10. Relax. Don't be embarrassed if you happen to use accepted, common expressions such as "See you later," or "Did you hear about that?" that seems to relate to a person's disability. Don't be afraid to ask questions when you're unsure of what to do.

The information for this fact sheet came from three sources: The President's Committee on Employment of People with Disabilities, Guidelines to Reporting and Writing About People with Disabilities, produced by the Media Project, Research and Training Center on Independent Living, 4089 Dole, University of Kansas, Lawrence, KS 66045, and Ten Commandments of Etiquette for Communicating with People with Disabilities, National Center for Access Unlimited, 155 North Wacker Drive, Suite 315, Chicago, IL 60606.

Copyright © 2013 Social worker and Templates - Anime OST.