Công tác xã hội hóa giáo dục nên hiểu thế nào cho đúng?
Mỗi chúng ta ai cũng biết: Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những quyết sách hàng đầu để
xây dựng và phát triển đất nước.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên có những chính
sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Xã hội hóa giáo
dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường
phát triển giáo dục nước ta.
Khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ Tịch đã dạy: “ Giáo dục là
sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa,
xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy
với trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân
dân để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục…”
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Huy
động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp sức người,
sức của, xây dựng nền giáo dục quốc dân phát triển dưới sự quản lí của Nhà
nước”.
Như vậy, có
thể nói xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính phổ biến, có tính
qui luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho
giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều nhận thấy đó là
trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động, đồng
thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt động đó đem lại”.
Xã hội hóa giáo dục có hai vế: mọi người có nghĩa vụ chăm lo
phát triển giáo dục, để giáo dục phục vụ cho mọi người. Được học tập và học tập
thường xuyên, học suốt đời, học để biết cách sống trong cộng đồng, lao động để
tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục
là: phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và xã
hội hóa quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau và thực hiện liên kết, hợp đồng với nhau. Trong đó yêu cầu về
xã hội hóa quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, cốt lõi của xã hội
hóa giáo dục; phải làm cho mọi người đều được học tập, tiến tới xây dựng một xã
hội học tập. Nếu chỉ nghiêng về xã hội hóa trách nhiệm
nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục là đi
chệch hướng với bản chất một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân.
Quan điểm này được quan triệt trong Báo
cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng khóa X: “Chuyển dần mô
hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập”.
Chính vì thế, trong hoạt động thực tiễn, cần phải phân biệt rõ tính chất xã hội
của giáo dục và xã hội hóa giáo dục. Nếu không có định hướng rõ ràng thì tự
thân hoạt động giáo dục vẫn có
tính chất xã hội, nhưng không bao giờ đạt được trình độ xã hội hóa đích thực,
theo ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó.
Như
vậy, xã hội hóa giáo dục là một cách làm giáo dục được xác định bởi các đặc
điểm sau:
-
Là việc huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo
dục vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Là việc huy động các lực lượng của cộng đồng
tham gia vào công tác giáo dục. Sự tham gia của các lực lượng này sẽ làm cho
giáo dục gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích của cộng
đồng.
- Là đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà
trường. Việc mở rộng các hình thức giáo dục phi chính qui bên cạnh các hình
thức giáo dục chính qui, đã mở ra khả năng huy động nhiều lực lượng xã hội tham
gia công tác giáo dục, tạo điều kiện cho công tác giáo dục phát triển mạnh mã
hơn, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.
- Xã hội hóa công tác giáo dục còn là việc mở rộng các nguồn
đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát
huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục
phát triển.
Đây
không những là chính sách lâu dài trong việc thực hiện các chính sách xã hội
của Đảng ta mà còn là biện pháp cần thiết trong giai đoạn mà nhà nước chưa có
đủ kinh phí cần thiết cho các hoạt động giáo dục. Phần lớn ngân sách giáo dục
dùng để chi trả lương cho giáo viên (là
85%), phần chi các hoạt động giáo dục khác còn lại quá ít, (15%) phần chi cho xây dựng – tu bổ cơ sở vật chất
không có.
Nguồn
tài chính huy động qua cuộc vận động xã hội hóa giáo dục là nguồn tài chính do
các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức hội, đoàn thể, cá nhân có
lòng hảo tâm…tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục.
- Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm
và vai trò của Nhà nước. Trái lại xã hội hóa giáo dục chỉ có thể thực hiện
thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lí chặt
chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục và các nhà
trường.
-
Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục là phương châm đúng đắn của Đảng và Nhà
nước, mỗi chúng ta hãy cùng chung tay tham gia làm công tác xã hội hóa giáo
dục, để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển.
Thanh
Bình