Hội Nghề CTXH Việt Nam
Quyết định số 32 của Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội tới năm 2020 đã đưa ra khung kế hoạch toàn diện về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam. Sự ra đời của Hội Nghề CTXH là một bước quan trọng để thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp phát triển nghề CTXH nhằm cải thiện đời sống xã hội của người dân Việt Nam. Ngày 8/11/2011, Hội Dạy nghề Việt Nam phối hợp với UNICEF tổ chức hội thảo “Quy chế và định hướng hoạt động của Hội Nghề CTXH” – chương trình này sẽ là hoạt động mở đầu cho các hoạt động tiếp theo ngày 9 – 10/11 tại Hà Nội và ngày 11 – 12/111 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm Ngày CTXH Thế giới (11/11).
Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; GS. Angelina Yuen, Chủ tịch Hiệp hội các trường đào tạo CTXH Quốc tế; cùng đại diện các tổ chức quốc tế và sự tham gia của giáo viên, sinh viên khoa CTXH các trường đại học.
GS. Lan Gien thuộc Trường Đại học New Founland (Canada), một Việt kiều trí thức có tâm huyết và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục và đào tạo CTXH Việt Nam chia sẻ, khi mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng do mặt trái của phát triển kinh tế, đồng thời cũng kéo theo nhiều tệ nạn xã hội đang đẩy con người đứng trước nhiều vấn đề xã hội và những thách thức mới. Do đó, rất cần một đội ngũ cán bộ CTXH có kỹ năng, có chuyên môn nghiệp vụ để hướng tới mục đích tạo ra một xã hội bình đẳng và công bằng. Và việc phát triển nghề CTXH phù hợp với sự phát triển của hệ thống phúc lợi hiện đại, được coi là góp phần vào sự phát triển xã hội vững mạnh, ổn định và phát triển về kinh tế.
GS. Lan Gien thuộc Trường Đại học New Founland (Canada), một Việt kiều trí thức có tâm huyết và đã có nhiều đóng góp cho giáo dục và đào tạo CTXH Việt Nam chia sẻ, khi mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng do mặt trái của phát triển kinh tế, đồng thời cũng kéo theo nhiều tệ nạn xã hội đang đẩy con người đứng trước nhiều vấn đề xã hội và những thách thức mới. Do đó, rất cần một đội ngũ cán bộ CTXH có kỹ năng, có chuyên môn nghiệp vụ để hướng tới mục đích tạo ra một xã hội bình đẳng và công bằng. Và việc phát triển nghề CTXH phù hợp với sự phát triển của hệ thống phúc lợi hiện đại, được coi là góp phần vào sự phát triển xã hội vững mạnh, ổn định và phát triển về kinh tế.
Trước yêu cầu Hội Nghề CTXH cần có tư cách pháp nhân độc lập, cần có một chiến lược phát triển tổ chức và kế hoạch hành động với mục tiêu và mục đích rõ ràng, có cơ chế hiệu quả để thành lập mạng lưới trong nước và trở thành kênh quan trọng về vận động xã hội, đại diện cho cán bộ CTXH và người hưởng lợi để tác động đến việc xây dựng hoặc cải cách các chính sách xã hội, trong chương trình hội thảo này, các đại biểu trong nước và các tổ chức quốc tế sẽ mang đến 9 tham luận để từ đó có định hướng hoạt động, đồng thời, xây dựng được tiêu chuẩn đạo đức nghề, xây dựng điều lệ Hội.
Theo đề án phát triển nghề công tác xã hội, mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ ban hành tiêu chuẩn ngạch bậc, lương, tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp đối với người làm nghề; hoàn thiện môi trường pháp lý để họ có thể hoạt động. Từ nay đến năm 2015, mỗi xã phường có 1-2 viên chức công tác xã hội, đến năm 2020 cả nước có khoảng 60.000 viên chức làm nghề này.
Hiện cả nước có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, nhiễm độc da cam và các trung tâm 05, 06 dành cho người nghiện ma túy, từng hành nghề mại dâm, với khoảng 35.000 nhân viên. Sắp tới, số này sẽ được đào tạo lại. Đến thời điểm này, cả nước có khoảng 40 trường đại học đào tạo cử nhân công tác xã hội. Năm 2011, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép tuyển sinh Chương trình liên kết đào tạo quốc tế “Thạc sỹ Công tác xã hội” giữa trường Đại học Lao động – Xã hội và Đại học Phụ nữ Philippines, nước Cộng hoà Philippines, đây là chương trình đào tạo nghề Công tác xã hội bậc Thạc sỹ đầu tiên ở Việt Nam.
Theo đề án phát triển nghề công tác xã hội, mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ ban hành tiêu chuẩn ngạch bậc, lương, tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp đối với người làm nghề; hoàn thiện môi trường pháp lý để họ có thể hoạt động. Từ nay đến năm 2015, mỗi xã phường có 1-2 viên chức công tác xã hội, đến năm 2020 cả nước có khoảng 60.000 viên chức làm nghề này.
Hiện cả nước có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, nhiễm độc da cam và các trung tâm 05, 06 dành cho người nghiện ma túy, từng hành nghề mại dâm, với khoảng 35.000 nhân viên. Sắp tới, số này sẽ được đào tạo lại. Đến thời điểm này, cả nước có khoảng 40 trường đại học đào tạo cử nhân công tác xã hội. Năm 2011, Trường Đại học Lao động – Xã hội đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép tuyển sinh Chương trình liên kết đào tạo quốc tế “Thạc sỹ Công tác xã hội” giữa trường Đại học Lao động – Xã hội và Đại học Phụ nữ Philippines, nước Cộng hoà Philippines, đây là chương trình đào tạo nghề Công tác xã hội bậc Thạc sỹ đầu tiên ở Việt Nam.
Đăng Doan
Theo LDXH.VN - Ảnh: Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội Dạy nghề Việt Nam