Để giảm thiểu sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến 31/3/2010, số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam hiện còn sống là 164.197 người, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 37.189 và 45.227 trường hợp tử vong do AIDS.
Đã có 73,1% xã/phường, 98,7% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố có người nhiễm HIV. AIDS đã và đang tác động mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi gia đình và thách thức sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những rào cản khiến việc phòng, chống chưa đạt hiệu quả mong muốn chính là sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người có liên quan vẫn còn nặng nề.
Kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS là thái độ coi thường, làm mất thể diện hay không tôn trọng một người hoặc gia đình họ vì biết họ nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị có thể do các cá nhân, bạn bè, gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế, thậm chí từ phía chính quyền gây ra với người nhiễm HIV/AIDS. Kỳ thị còn do chính người nhiễm HIV/AIDS gây ra (tự kỳ thị) vì thấy mình không được những người xung quanh chấp nhận hay mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, dù ở bất cứ đâu và dù bị lây nhiễm HIV vì bất cứ lý do nào thì nếu không được xã hội tạo môi trường thuận lợi, những người nhiễm HIV thường phải dấu diếm, lẩn trốn khỏi cộng đồng. 
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là bất cứ một hành vi hoặc hành động xa lánh, thiếu tôn trọng, phân biệt, trừng phạt, phỉ báng và hạn chế quyền của người nhiễm HIV/AIDS. Có hai loại phân biệt đối xử thường gặp:
- Phân biệt đối xử tùy tiện (thiếu căn cứ, thiếu suy xét) thường là hành vi có tính tự phát dựa trên sự nhận thức, phán xét của cá nhân và cộng đồng.
- Phân biệt đối xử hợp lệ (phân biệt đối xử thể chế) là hành vi được hình thành do các quy định trong văn bản pháp luật, chính sách, hoặc những quy định của các cơ quan hoặc cộng đồng.
Hậu quả của kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV là họ bị xa lánh, ruồng bỏ, bị tổn thương, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị để bảo vệ họ và những người khác và làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng. Nhiễm HIV/AIDS là một quá trình kéo dài, người nhiễm vẫn có khả năng làm việc, sinh sống bình thường nếu được chăm sóc tốt. Nếu phải chịu sự kỳ thị-phân biệt đối xử thì người bệnh gặp rất nhiều rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ cần có và quyền được kéo dài thời gian sống khỏe mạnh.
Dưới góc độ bình đẳng giới, phụ nữ nhiễm HIV thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử hơn nam giới do nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS chủ yếu vẫn qua đường tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm nên những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thường bị coi là có hành vi đạo đức không lành mạnh. Trong thực tế, nhiều phụ nữ là nạn nhân do nhiễm từ chồng, từ người yêu của mình. Hơn nữa, người phụ nữ mặc dù nhiễm HIV vẫn phải lo toan, lao động kiếm sống nuôi bản thân, gia đình và chăm sóc chồng con, chính vì vậy, hậu của của sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn đẩy họ và gia đình suy sụp nhanh hơn

Chiến lược quốc gia Phòng, chống AIDS của Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu để 90% người lớn nhiễm HIV, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV, 100% trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp cũng như 70% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng các thuốc điều trị đặc hiệu.
Để đạt được mục tiêu này, Chiến lược đã xác định các hoạt động ưu tiên đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới là tăng cường thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, phối hợp các chương trình khác để ngăn ngừa, giảm, thiểu lây nhiễm HIV/AIDS; đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm tác hại; tăng cường tư vấn, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS; tăng cường năng lực bao gồm cả quản lý, theo dõi, giám sát và đánh giá chương trình.
Theo đó, chương trình phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về HIV/AIDS để giảm kỳ thị- phân biệt đối xử, nhất là làm rõ tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử; tăng cường thực thi pháp luật về HIV/AIDS và đề ra các chế tài xử lý nạn kỳ thị-phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS song song với tăng cường và mở rộng các hoạt động chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, đặc biệt là các hoạt động có sự tham gia của lãnh đạo cấp cao, những người có uy tín, những người nổi tiếng cũng như hỗ trợ việc nhân rộng các mô hình hoạt động có sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, cải thiện hình ảnh của người nhiễm HIV.

Định hướng hoạt động này cho thấy, chống kỳ thị, phân biệt đối xử trong phòng, chống HIV/AIDS rất cần đến các giải pháp truyền thông phù hợp, thích ứng để ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận chăm sóc, điều trị và tham gia xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS.
Để làm được điều này, trước hết cần đổi mới tư duy về truyền thông. Đó là: Chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn. Chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây. Chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông. Chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng. Với tư duy đổi mới, nội dung, thông điệp truyền thông sẽ tập trung giải thích để mọi người hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường; giải thích về các tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ, trong đó nhấn mạnh các tác hại đối với cộng đồng, với sự phát triển kinh tế-xã hội và làm cho dịch HIV lây lan nhanh hơn; tránh các từ ngữ, lời nói, hình ảnh... có tính hù dọa, gây hoảng sợ trong dân chúng; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về HIV/AIDS, nhất là các quy định về chống kỳ thị,phân biệt đối xử.
Từ đó, phương pháp truyền thông sẽ được đổi mới với những công việc cụ thể như rà soát, kiên quyết thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có nội dung hù dọa hoặc gây nhầm lẫn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội. Biên soạn lại các tài liệu, ấn phẩm truyền thông theo hướng loại bỏ các nội dung có thể dẫn đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử. 
Đa dạng hóa các phương pháp truyền thông. Lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS. Tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV đồng thời tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc và tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về các hoạt động này. 
Tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình. Huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được quần chúng mến mộ vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/AIDS...
Không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những con đường dẫn tới lây nhiễm HIV/AIDS mà còn chỉ ra những việc làm, những hành vi an toàn khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, truyền thông tích cực sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đồng thời tạo ra sự cảm thông, chia sẻ và tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Khi ấy, mọi người sẽ cùng nhau làm việc vì người nhiễm HIV như vì những người bệnh khác mà không phụ thuộc vào hành vi nào đã dẫn đến sự lây nhiễm HIV của họ. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ chiến thắng được sự sợ hãi và tìm ra được những giải pháp có hiệu quả để đối phó với căn bệnh thế kỷ này.

Giải thưởng Beak kang Hàn Quốc

Chủ tịch Quỹ phúc lợi Beak kang, Bà Lê Minh Hiền và Ngài đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc trong lễ trao giải Beak kang 2011



Vừa qua, Quỹ Phúc lợi Beak kang đã tổ chức Lễ trao “Giải thưởng Beak kang lần thứ 11” tại khách sạn Lotte, Seoul, Hàn Quốc. Trung tâm Vì Ngày Mai – đại diện cho Việt Nam và là tổ chức quốc tế đầu tiên được vinh dự trao tặng giải thưởng “Tình nguyện phúc lợi xã hội” lần này.

Giải thưởng Beak kang do ông Chuê Sâng Uân Giám đốc Quỹ phúc lợi Beak kang thiết lập vào năm 2000. Đây  là giải thưởng được trao một năm một lần nhằm tôn vinh công lao của cá nhân hay tổ chức đã hy sinh và cống hiến thầm lặng trong lĩnh vực phúc lợi xã hội. Giải Beak kang được chia ra làm 2 hạng mục gồm giải "Cống hiến phúc lợi xã hội” và giải "Tình nguyện phúc lợi xã hội”. Giải “Cống hiến phúc lợi xã hội” là giải dành để tặng cho các cá nhân hay tổ chức có cống hiến lớn trong việc phát triển phúc lợi xã hội, giải “Tình nguyện phúc lợi xã hội” là giải dành cho các cá nhân hay tổ chức hoạt động tình nguyện tại các cơ sở phúc lợi xã hội như cơ sở chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em vv... Từ năm 2011, đối tượng đề cử nhận giải đã được mở rộng không chỉ ở phạm vi Hàn Quốc mà còn ở khu vực và trên thế giới.
Bà Lê Minh Hiền trao tặng bức tranh thêu phố cổ Hà Nội do chính các thanh niên khuyết tật tại Trung tâm Vì ngày mai sản xuất cho Chủ tịch Quỹ phúc lợi Beak kang
Năm nay cũng là năm đầu tiên, Trung tâm Vì ngày mai – đại diện cho Việt Nam tham dự giải và là tổ chức đầu tiên trên thế giới được nhận giải thưởng này.
Đại diện Ban tổ chức cho rằng: “Trung tâm Vì Ngày Mai được chọn bởi đây là một tổ chức xã hội thông qua việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu niên khuyết tật đã đóng góp lớn vào việc tạo ra tương lai tốt đẹp hơn để những người tàn tật có thể sống hạnh phúc và tự lập”.
Sau khi trở về từ Hàn Quốc,  bà Lê Minh Hiền – Giám đốc Trung tâm Vì Ngày mai bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới sự quan tâm của các quỹ phúc lợi xã hội nước ngoài đặc biệt là Quỹ phúc lợi xã hội Beak kang đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của các thành viên trung tâm trong thời gian qua, bên cạnh đó cũng gắn trách nhiệm nặng nề hơn nữa cho trung tâm trong việc đồng hành cùng người khuyết tật hòa nhập cuộc sống cộng đồng trong thời gian sắp tới.

Theo LDXH

SOCIAL WORKER IN VIETNAM: 8 Nguyên tắc vàng để làm việc nhóm

SOCIAL WORKER IN VIETNAM: 8 Nguyên tắc vàng để làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm


  Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. 
 Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẩn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân.
QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THEO NHÓM
1. Tại lần họp đầu tiên
- Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.
- Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người dựa trên chuyên môn vủa họ.
- Đề ra kế hoạch cụ thể, nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và chuẩn bị cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
2. Những lần gặp sau.
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc cho từng người.
- Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.
3. Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên.
- Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.
- Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người dự bị.

THỰC TRẠNG
Đối với người Việt trẻ, từ “teamwork” đã được nói đến nhiều nhưng hình như nó vẫn chỉ được “nghe nói” chứ chúng ta chưa thực hiện nó theo đúng nghĩa. Họ ít khi thành công trong những dự án làm việc theo nhóm và sự hỗ trợ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận chuyên biệt.
NGUYÊN NHÂN
Quá nể nang các mối quan hệ.
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẵn lộn. Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng, không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. “Dĩ hoà vi quý” mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một công trình bị chậm tiến độ.

Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý

Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố”toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc” thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ tung toé khắp nơi. Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.

Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ_những_người_giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình.

Phát huy sức mạnh tổng hợp khi làm việc nhóm


Ngày nay, khi áp lực công việc ngày càng cao, mức độ yêu cầu ngày càng phức tạp, mỗi cá nhân khó có thể tự hoàn thành tốt tất cả công việc được giao thì hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm của mỗi thành viên. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất là chúng ta chưa biết cách làm việc nhóm hiệu quả.
Tại sao làm việc nhóm lại khó?
Trước hết, nhóm không phải là một tập hợp những cá thể. Vì vậy, hiệu quả của làm việc nhóm không đơn giản là kết quả của mỗi cá nhân trong tập hợp ấy. Mỗi chúng ta đều có những kiến thức, phương pháp, cá tính và quan điểm khác nhau. Thông thường, chúng ta sẽ thích làm việc theo cách của mình. Nhìn đàn kiến tha mồi, bạn sẽ nhận ra điều đó. Thoáng nhìn, ta thấy chúng thật đoàn kết, cùng cố gắng đưa mồi về tổ. Tuy nhiên, nhìn kỹ, ta lại thấy mỗi con cố hết sức chạy về một hướng. Chúng ta cũng thế. Nếu không biết cách kết hợp, không ít khi một cộng một lại nhỏ hơn không.

Cách nào để làm việc nhóm hiệu quả?

Bạn thường gặp khó khăn gì khi làm việc nhóm? Tôi thì chỗ nào cũng khó.
Ở giai đoạn đầu tiên: “Giai đoạn hình thành”, phải truyền đạt được mục tiêu công việc để mọi người hiểu và cùng muốn làm với mình đã là khổ sở lắm rồi. Vậy mà ngay sau đó, “Giai đoạn sóng gió” lại nổi lên. Mỗi người một quan điểm, một ý tưởng, một phương pháp. Thế là cãi nhau, rồi giận hờn. Không ít khi “nghỉ chơi” luôn. Thế là phá sản. Nếu khéo léo lắm, vượt qua được giai đoạn này thì xem như bạn đã vượt qua 2/3 chặn đường gian khổ nhất. Qua giai đoạn này, mọi người bắt đầu bước vào “Giai đoạn hòa nhập”.
Nếu là bạn, bạn sẽ thế nào khi phải làm điều gì đó theo cách không phải của mình? Không dễ dàng gì phải không bạn? Dù lúc này mình hiểu rõ mục tiêu và hiểu vì sao cần làm như vậy.

Nhưng vượt qua chính mình cũng khó lắm thay!

Vượt qua được “Giai đoạn hòa nhập”, cả nhóm đã thực sự hiểu trách nhiệm, nhiệm vụ của từng thành viên, thấu hiểu nhau và bắt đầu làm việc “ăn ý” hơn. Mỗi thành viên cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và hỗ trợ các thành viên khác. Vì khi ấy, mọi thành viên đều hiểu, thành công của người này là hiệu quả của người kia và của cả nhóm. Nhưng để đạt đến “Giai đoạn ăn ý”, bạn cần phải trao đổi thông tin, lắng nghe và phản hồi tích cực. Chỉ khi thông tin thông suốt, chúng ta mới tìm được sự thấu hiểu, cùng nghĩ và hành động vì mục tiêu chung.

Đây là một quá trình rất quan trọng trong suốt quá trình làm việc nhóm và giúp nhóm làm việc “ăn ý” và hiệu quả hơn. Giờ đây, một cộng một sẽ lớn hơn 2 rất nhiều lần.

Teamwork & 15 quy luật

 Cần có các quy luật khi làm việc nhóm để đạt được hiệu quả cao

Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.

Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.

Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.

Quy luật thách thức lớn: 
Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao

Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.

Quy luật xúc tác: 
Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.

Quy luật tầm nhìn:
 Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.

Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.

Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.

Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.

Quy luật ghi điểm: 
Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.

Quy luật vị trí:
 Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.

Quy luật nhận dạng:
 Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.

Quy luật giao tiếp: 
Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.

Quy luật về sự lợi thế:
 Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
 
Những đặc điểm của nhóm thắng cuộc:
*         Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể “toả sáng“ cùng nhau. Thường bao gồm những đội thắng lợi và có những kết hợp có hiệu quả giống như là họ có giác quan thứ 6 vậy, nhưng trên thực tế thì họ chỉ đơn thuần học cách hợp tác có hiệu quả để tất cả mọi ngườI cùng thành công khiến cả đội cũng thành công.

*         Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng.

*         Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11

*         Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn.

*        Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là người chiến thắng.

*         Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh thần hoạt động của cả đội.

*         Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với bạn ?

*         Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ.

*         Bàn bạc với mọi người về công việc của họ.

*         Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm.

*         Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội... 

Teamwork & 15 quy luật

Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.

Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.

Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.

Quy luật thách thức lớn: 
Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao

Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.

Quy luật xúc tác: 
Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.

Quy luật tầm nhìn:
 Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.

Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.

Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm việc.

Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại trong việc trả giá.

Quy luật ghi điểm: 
Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.

Quy luật vị trí:
 Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.

Quy luật nhận dạng:
 Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.

Quy luật giao tiếp: 
Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.

Quy luật về sự lợi thế:
 Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng lãnh đạo.
 
Những đặc điểm của nhóm thắng cuộc:
*         Có các thành viên giỏi, hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn tạo điều kiện để cả đội có thể “toả sáng“ cùng nhau. Thường bao gồm những đội thắng lợi và có những kết hợp có hiệu quả giống như là họ có giác quan thứ 6 vậy, nhưng trên thực tế thì họ chỉ đơn thuần học cách hợp tác có hiệu quả để tất cả mọi ngườI cùng thành công khiến cả đội cũng thành công.

*         Có thói quen thắng lợi bởi vì họ luôn có nhiều kế hoạch để thành công sau lưng họ, nếu không thì họ sẽ tham gia vào mọi hoạt động và mong chờ mình sẽ chiến thắng.

*         Phát triển tính hiệp lực xuất phát từ việc thắng lợi và không chỉ được phát triển bằng những cấp số đơn giản mà còn bằng hàm mũ như 1 x 1 = 11

*         Phát triển cả năng lượng tinh thần và thể chất để vựơt qua những khó khăn.

*        Tạo ra một bầu không khí thắng lợi làm cho mọi người xung quanh hiện diện như là người chiến thắng.

*         Làm lan truyền tinh thần chiến thắng khiến những ngườI mới đến thích nghi với tinh thần hoạt động của cả đội.

*         Làm thế nào để cho các thành viên trong đội hợp tác tốt với bạn ?

*         Thường xuyên giao tiếp với mọi người và khen ngợi họ.

*         Bàn bạc với mọi người về công việc của họ.

*         Khuyến khích mọi người trong việc tham gia đặt mục tiêu cho cả nhóm.

*         Hướng dẫn mọi người về tinh thần làm việc theo nhóm, các cơ hội... 


Copyright © 2013 Social worker and Templates - Anime OST.