Tầm Quan Trọng và Ảnh Hưởng của Những Người Làm Nên Sự Khác Biệt
"Ngày Công Tác Xã Hội: Tầm Quan Trọng và Ảnh Hưởng của Những Người Làm Nên Sự Khác Biệt"
Khi ánh mặt trời bình minh ló dạng, mang theo hứa hẹn của một ngày mới, chúng ta bắt đầu cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò của những người làm công tác xã hội - những người hùng thầm lặng, những ngôi sao dẫn dắt ánh sáng vào những góc khuất của cộng đồng.
Ngày Công Tác Xã Hội - ngày mà chúng ta tôn vinh những đóng góp to lớn, không mệt mỏi của các nhà công tác xã hội - cánh tay nối dài của lòng nhân ái, những tia hy vọng le lói giữa những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Hãy cùng nhìn lại hành trình đầy ý nghĩa của những người làm công tác xã hội, đã không ngừng cố gắng và chiến đấu vì một xã hội công bằng, ấm áp và đầy tình người. Họ làm việc trong lặng thầm nhưng ảnh hưởng của họ lại rộng lớn, là những chất xúc tác mạnh mẽ cho sự thay đổi tích cực trong cộng đồng.
Xã hội ngày càng biến động với vô vàn thách thức, từ tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng, bạo lực gia đình, cho đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Và đó là lúc công tác xã hội nổi lên như ngọn hải đăng, soi đường cho những con thuyền bị sóng đánh dập dềnh tìm được bến đỗ của lòng an ủi và hỗ trợ.
Mỗi nụ cười, mỗi tương tác, từ những nhà công tác xã hội chính là những hạt giống của lòng nhân ái và hy vọng được gieo rắc khắp mọi nơi, giúp làm dịu đi những vết thương, xoa dịu những nỗi đau và kiến tạo nên một tương lai sáng sủa hơn.
Chúng ta hãy cùng nhau chúc mừng và tri ân những nhà công tác xã hội, những người đã không ngần ngại hy sinh thời gian, công sức và cả trái tim mình để giúp đỡ những người khác. Ngày Công Tác Xã Hội là lời nhắc nhở và tri ân, một lời cảm ơn sâu sắc đến những cá nhân đã làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Hãy dành ra một khoảnh khắc trong ngày hôm nay để nhớ về những đóng góp của họ, để chia sẻ thông điệp về giá trị và tầm quan trọng của công tác xã hội. Vì mỗi hành động, dù là nhỏ nhất, cũng có thể tạo ra làn sóng lớn lao trên đại dương của nhân loại.
Tôn vinh và hãy lan tỏa những câu chuyện cảm hứng này trên mạng xã hội của bạn, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ, đầy yêu thương và chăm sóc lẫn nhau.
7 LÝ DO VÌ SAO BẠN KHÓ RỜI BỎ MỐI QUAN HỆ KHÔNG LÀNH MẠNH (P2) 💔
7 LÝ DO VÌ SAO BẠN KHÓ RỜI BỎ MỐI QUAN HỆ KHÔNG LÀNH MẠNH (P1) 💔
7 LÝ DO VÌ SAO BẠN KHÓ RỜI BỎ MỐI QUAN HỆ KHÔNG LÀNH MẠNH (P1) 💔
Chia tay với người mà bạn từng yêu thương không bao giờ là dễ dàng.
Và rời khỏi một mối quan hệ không lành mạnh cũng là một việc hết sức khó khăn đối với nhiều người.
Đó là bởi vì, ngoài cảm giác buồn từ việc chia tay, còn những yếu tố khác xảy ra như liên quan đến lòng tự trọng, sự ảnh hưởng từ quá khứ của chính bản thân bạn…
💝Tea Talk Vietnam & CoRE gửi đến bạn 3 lí do đầu tiên VÌ SAO bạn khó rời bỏ mối quan hệ không lành mạnh ☹️
1. Lòng tự trọng của bạn đã bị tổn hại 🤕
Rời khỏi một mối quan hệ không lành mạnh có thể đòi hỏi cần có một lòng tự trọng lành mạnh.
Tuy nhiên, nếu bạn đã bị đối phương độc hại coi thường hoặc làm cho hao mòn (về tinh thần) trong thời gian dài, thì điều này có thể khó xảy ra.
2. Bạn đang cố gắng để hiểu 🤔
“Tất cả chúng ta đều muốn ai đó yêu chúng ta vô điều kiện, vì vậy (đôi khi) chúng ta buộc mình phải làm điều đó cho người khác ngay cả khi đó không phải là điều tốt nhất cho chúng ta”, Kociub nói.
Điều quan trọng là nhận ra khi một mối quan hệ không còn giá trị nữa, hãy cho ngừng lại việc nghĩ cho người khác và cho phép bản thân bạn buông bỏ mối quan hệ này.
3. Bạn lớn lên và gắn bó với cha mẹ độc hại 👨👩👧
Nếu bạn cảm thấy khó bước ra khỏi một mối quan hệ không lành mạnh, thì đó có thể vì bạn đã quen với những tình huống tiêu cực, không được mong đợi.
Bạn có thể “bình tĩnh trong tình huống hỗn loạn nếu nó có một số điểm tương đồng với những trải nghiệm thời thơ ấu của chính bạn và/hoặc có điểm tương đồng với mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ của mình”, theo Bustle.
Vì thật dễ dàng để lặp lại những thói quen độc hại mà bạn đã sống với nó khi còn bé. Để thay đổi và chữa lành những tổn thương, bạn có thể cần phải trị liệu tâm lý để thay đổi cuộc sống của bạn thay đổi theo hướng lành mạnh hơn. 🌈🌻
Nguồn: Mindcare
Để thấu hiểu bản thân và chữa lành những tổn thương thời thơ ấu, Tea Talk Vietnam & CoRE mời bạn tham gia WORKSHOP “KÉN NHỎ” chủ đề CHILDHOOD TRAUMA.
—-----------------------
🎁Thông tin chung về WORKSHOP “KÉN NHỎ”🎁
📅Thời gian: 8h30 - 16h30 ngày thứ Bảy, ngày 13/1/2024
Địa điểm: Cầu giấy HN (khu vực cụ thể sẽ được thông báo sau)
🕖Buổi chia sẻ trực tiếp (Offline)
📍Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Link đăng ký: https://www.teatalkvietnam.vn/2023/12/wskennho.html
—--------------------------
📌Để được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tham vấn, Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng (CoRE) & Tea Talk Việt Nam
Facebook page:
Hotline: 090 220 4344 (gặp anh Lân)
Xin trân trọng cảm ơn!
-----WE ARE HERE TO HEAR YOU! -----
WORKSHOP “KÉN NHỎ” CHỦ ĐỀ “TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU” - “CHILDHOOD TRAUMA
Cho dù chúng ta có kết quả như thế nào, chúng ta luôn có quyền bắt đầu lại! Đến với Tea Talk Vietnam và CoRE Community để cùng chữa lành những tổn thương thời thơ ấu, chào đón một năm mới an yên và tươi sáng hơn nhé!
🎁VỚI 500K BẠN sẽ ĐƯỢC gì khi tham dự WORKSHOP “KÉN NHỎ” CHỦ ĐỀ “TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU” - “CHILDHOOD TRAUMA”?💝
🍀Được nghe những chia sẻ về chủ đề CHILDHOOD TRAUMA, những câu chuyện hành nghề của các diễn giả
🍀Được hỗ trợ giải đáp tận tình các câu hỏi, tình huống thực tế mà tham dự viên gặp phải
🍀Có cơ hội kết nối, giao lưu với những người đang cùng hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần, giáo dục
🍀Hiểu và thấu hiểu bản thân và những người xung quanh bạn
🍀Bạn có thể tìm sự hỗ trợ ở đâu cho các vấn đề tâm lý bạn đang gặp phải?
🍀Chi phí tham gia đã bao gồm chi phí teabreak 2 buổi, học cụ tập huấn
🍀Certificate - chứng chỉ tham gia workshop từ Tea Talk Vietnam & CoRE; Được tham gia vào cộng đồng chăm sóc sức khỏe của Tea Talk Vietnam & CoRE và được giảm giá các khóa học sau đó.
👉 Nếu bạn đã là thành viên của cộng đồng Chăm sóc sức khỏe tâm thần của Tea Talk Vietnam & CoRE hoặc đã từng tham gia workshop do Tea Talk Vietnam & CoRE tổ chức, vui lòng ghi code giảm giá "Thành viên" và chụp ảnh gửi qua page "CoRE" tại địa chỉ
Facebook page:
Để được giảm giá 5% cho workshop này)
🥰Tham dự WORKSHOP “KÉN NHỎ” CHỦ ĐỀ “TỔN THƯƠNG THỜI THƠ ẤU” để giải đáp những thắc mắc của bạn nhé!
🥰WE ARE HERE TO HEAR YOU💝
—-----------------------
🎁Thông tin chung về WORKSHOP “KÉN NHỎ”🎁
📅Thời gian: 8h30 - 16h30 ngày thứ Bảy, ngày 13/1/2024
Địa điểm: Cầu giấy HN (khu vực cụ thể sẽ được thông báo sau)
🕖Buổi chia sẻ trực tiếp (Offline)
📍Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Link đăng ký: https://www.teatalkvietnam.vn/2023/12/wskennho.html
—--------------------------
Để được tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tham vấn, Nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng (CoRE) & Tea Talk Việt Nam
Facebook page:
Hotline: 090 220 4344 (gặp anh Lân)
Xin trân trọng cảm ơn!
💝-----WE ARE HERE TO HEAR YOU! -----
Tham vấn tâm lý
Ảnh: teatalk CoRE |
1.Khái niệm về tham vấn tâm lý
Tham vấn là một thuật ngữ mới mẻ ở nước ta, song lại đang được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây.Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tham vấn tâm lý.
Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Oxford, thuật ngữ “counselling” được định nghĩa là “Professional advice and help given to people with a problem”.Như vậy “counselling” được hiểu là cung cấp lời khuyên, sự giúp đỡ chuyên môn cho những người có vấn đề khó khăn. Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là tham vấn.
Tác giả Trần Quốc Thành xem tham vấn như quá trình chuyên gia tham vấn đặt mình vào vị trí của người đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ không phải thay họ giải quyết vấn đề.
Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa tham vấn là một tiến trình tương tác giữa người làm tham vấn – người có nghề chuyên môn và kĩ năng tham vấn, có phẩm chất đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận với thân chủ - người đang có khó khăn về tâm lí cần được giúp đỡ. Thông qua các kĩ năng trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình, giúp đỡ thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Nguyễn Khắc Viện hiểu tham vấn là quá trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách xử lý đối với những trẻ em có vấn đề về tâm lý.
Theo Trần Thị Giồng: Tham vấn là một tiến trình liên hệ tương tác giữa nhà tham vấn là người đã được huấn luyện, và thân chủ là người cần được giúp đỡ, vì người đó không tự mình giải quyết hay lo liệu được. Trong tiến trình đó, nhà tham vấn dùng những hiểu biết và những phương pháp tâm lý để trợ giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng để họ có thể tự giải quyết vấn đề đang gặp phải.
Trong quá trình nghiên cứu của mình về tham vấn, tác giả Bùi Thị Xuân Mai cho rằng tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhận thức được bản thân cùng với vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.
Dù tiếp cận tham vấn theo những cách khác nhau, song hầu hết các nhà chuyên môn đều đề cập đến một số đặc điểm cơ bản và chung nhất của tham vấn là:
- Mục tiêu của quá trình tham vấn là giúp đối tượng nâng cao nhận thức về bản thân, môi trường và hoàn cảnh, tăng cường khả năng ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh của mình và thực hiện quyết định một cách hiệu quả. Mục tiêu cuối cùng của tham vấn là giúp cho đối tượng tăng cường khả năng đối phó với vấn đề cũng như chức năng xã hội của họ.
- Tham vấn là một quá trình với các hoạt động đi từ xây dựng mối quan hệ tương tác tích cực giữa nhà tham vấn với đối tượng gặp khó khăn tâm lý, khai thác, tìm hiểu xác định vấn đề tới việc tự giải quyết vấn đề của đối tượng.
- Hoạt động tham vấn được diễn ra trên cơ sở mối quan hệ giao tiếp đặc biệt, đòi hỏi sự tương tác tích cực giữa người làm tham vấn – người trợ giúp và người cần được tham vấn – là người có vấn đề về tâm lí xã hội bởi nhiều lí do khác nhau “tự giúp chính mình”. Ở đây đòi hỏi có sự tham gia nhiệt tình của cả hai phía vào toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề: từ thu thập thông tin tới ra quyết định, triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.
- Nhà tham vấn với những đạo đức nghề nghiệp, sử dụng kiến thức, kĩ năng chuyên môn khai thác hoàn cảnh, cảm xúc và hành vi của đối tượng để giúp họ tạo sự thay đổi. Kiến thức nền tảng của nhà tham vấn là tri thức, hiểu biết về tâm lí con người, những hiểu biết về hành vi con người. Các kĩ năng nhà tham vấn cần được trang bị là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đặc thù trong tham vấn.
- Người cần được tham vấn là người vì lí do nào đó trở nên mất cân bằng trong cuộc sống, khiến họ lúng túng, bối rối, cảm thấy không thể tìm ra giải pháp. Trong tình huống đó, họ thường có những cảm xúc, hành vi, suy nghĩ không phù hợp.
Tiếp cận tham vấn từ những góc độ khác nhau, song hầu hết các tác giả trên đều nhấn mạnh khía cạnh tự giải quyết vấn đề của thân chủ với sự trợ giúp của nhà chuyên môn. Điều này có nghĩa rằng, trong quá trình trợ giúp, người làm tham vấn bằng kiến thức và kĩ năng tham vấn, giúp đối tượng tự nhận thức để thay đổi, qua đó học hỏi cách thức đối phó với vấn đề trong cuộc sống, làm nền tảng cho việc thực hiện tốt chức năng xã hội của cá nhân.
2. Phân biệt tham vấn và các hình thức giúp đỡ thân chủ khác
Để thực hiện tham vấn có hiệu quả, nhà tham vấn cần phân biệt một cách rõ ràng đặc biệt chú ý sự khác nhau giữa tham vấn và tư vấn, tham vấn và cố vấn, tham vấn và công tác xã hội.
2.1. Tham vấn và tư vấn
Tư vấn (tiếng Anh là consultation) được xem là quá trình tham khảo lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định.
So với tư vấn thì tham vấn (tiếng Anh là counseling) không phải đưa ra lời khuyên hay các gợi ý cho thân chủ để giải quyết vấn đề của họ. Do vậy, có sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn ở những điểm cơ bản sau đây:
- Về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn còn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn đó là giúp cá nhân nâng cao được năng lực của bản thân, có đủ sức mạnh về tâm lý và tinh thần để dám đối diện với hoàn cảnh và biết tự vượt qua nó một cách tích cực.
- Về tiến trình: Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay ra lời khuyên. Do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời. Còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.
- Về phương thức trợ giúp: Phương thức trợ giúp của tham vấn mang tính chất gián tiếp. Người tham vấn không can thiệp trực tiếp vào cách giải quyết vấn đề của khách hàng mà chỉ giúp họ có khả năng tự quyết định được cách hành động theo hướng tích cực. Trong khi đó, phương thức trợ giúp của tư vấn mang tính trực tiếp. Người tư vấn can thiệp trực tiếp vào việc giải quyết vấn đề của khách hàng, đưa ra các phương án hành động cụ thể, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên để giúp khách hàng tự lựa chọn được một phương án hành động tốt nhất cho họ.
- Về mối quan hệ: Trong tư vấn, có thể là mối quan hệ “phụ thuộc” giữa một người được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “thiếu hiểu biết” về vấn đề nào đó, mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác rất tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó, ở tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và có sự tương tác rất chặt chẽ, hợp tác tích cực giữa hai bên, có thể với nó đóng vai trò như một công cụ quan trọng cho việc thành công của ca tham vấn.
- Về cách thức tương tác: Trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy đủ kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn, sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tượng tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình, để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.
2.2. Tham vấn và cố vấn
- Về bản chất: Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham vấn với thân chủ để đi đến chổ thân chủ tự nhận thức lại vấn đề của mình và tự mình đưa ra giải pháp. Còn cố vấn là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó.
- Về mối quan hệ: Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả đạt được của quá trình tham vấn. Kết quả cố vấn được quyết định bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà cố vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần cố vấn.
- Thời gian (tần suất): Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục. Quá trình cố vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa thân chủ và nhà cố vấn.Kết quả cố vấn không lâu bền, vấn đề sẽ lặp lại vì các nguyên nhân sâu xa của vấn đề chưa được giải quyết.
- Vai trò: Nhà tham vấn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự ra các quyết định tốt nhất của thân chủ, vai trò của nhà tham vấn chỉ là để “lái” cho thân chủ tới những hướng lành mạnh nhất. Nhà cố vấn nói với thân chủ về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ thay vì tăng khả năng cho thân chủ.
- Kiến thức và kỹ năng: Nhà tham vấn có kiến thức về hành vi và sự phát triển con người. Họ có các kỹ năng nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ. Nhà cố vấn có kiến thức về lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó.
- Biện pháp: Nhà tham vấn giúp thân chủ nhận ra và sử dụng những khả năng và thế mạnh riêng của họ. Trong khi đó, tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố vấn.
- Thái độ: Nhà tham vấn phải thông cảm và chấp nhận vô điều kiện với những cảm xúc và tình cảm của thân chủ. Nhà cố vấn đưa ra những lời khuyên, họ không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận của thân chủ.
- Tiến trình: Trong tham vấn, thân chủ làm chủ cuộc nói chuyện, nhà tham vấn lắng nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi. Trong khi đó ở cố vấn, sau khi thân chủ trình bày vấn đề, nhà cố vấn làm chủ cuộc nói chuyện và đưa ra những lời khuyên.
- Việc ra quyết định: Trong khi nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, xem xét tất cả các khả năng và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho chính họ sau khi xem xét lỹ lưỡng các quan điểm khác nhau thì nhà cố vấn giúp thân chủ ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ.
2.3. Tham vấn và công tác xã hội
Theo C.Zastrow (1985), cán bộ xã hội là người được đào tạo về công tác xã hội. Họ sử dụng các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường; tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn. (Dẫn theo Bùi Xuân Mai và các cộng sự, 2008)
Tham vấn và công tác xã hội tương đối giống nhau ở chỗ đều là những nghề nghiệp nhằm trợ giúp thân chủ cải thiện cuộc sống và tình huống của họ. Phạm vi của công tác xã hội rộng hơn. Đối tượng tác động của công tác xã hội không chỉ là cá nhân và gia đình mà còn cả cộng đồng. Cán bộ xã hội không chỉ can thiệp và tạo ra thay đổi hành vi con người mà cả hệ thống chính sách an sinh xã hội. Trong khi đó, phạm vi của tham vấn cụ thể hơn phạm vi của công tác xã hội, chủ yếu tập trung vào các vấn đề tâm lý và tình cảm của các cá nhân, nhóm và gia đình. Tham vấn là một phần của công tác xã hội và là công cụ chủ yếu giúp đỡ mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
3. Phân loại tham vấn
Có nhiều cách phân loại tham vấn. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, có thể phân loại tham vấn theo những căn cứ như sau:
3.1 Căn cứ theo nhóm đối tượng tham vấn
Đối tượng can thiệp của tham vấn là cá nhân, gia đình và nhóm, do vậy có 3 loại tham vấn: Tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn nhóm.
a. Tham vấn cá nhân
Đây là hình thức tham vấn được diễn ra với một cá nhân, giúp cá nhân đó giải quyết vấn đề họ đang phải đối phó. Mối quan hệ tương tác giữa nhà tham vấn với đối tượng là một quan hệ 1-1.
b. Tham vấn gia đình
Tham vấn gia đình là quá trình tương tác với gia đình nhằm giúp một hoặc nhiều thành viên trong một gia đình giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của họ.Loại hình tham vấn này được diễn ra qua các buổi làm việc thảo luận giữa các thành viên trong gia đình, với sự điều phối của nhà tham vấn gia đình và cá nhân đưa ra và thực hiện những giải pháp cho vấn đề liên quan tới gia đình và thành viên trong gia đình.
c. Tham vấn nhóm
Tham vấn nhóm là quá trình tương tác của nhà tham vấn với những cá nhân trong nhóm nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của mỗi cá nhân, hỗ trợ họ phát triển nhân cách cũng như các mối quan hệ xã hội tích cực.Nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng điều phối nhóm để giúp các thành viên trong nhóm đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết những vấn đề của mình thông qua các buổi họp nhóm.
3.2. Căn cứ theo hình thức can thiệp tham vấn
a. Tham vấn trực tiếp
Đây là hình thức tham vấn diễn ra trong sự tương tác trực tiếp giữa nhà tham vấn và đối tượng. Hình thức tham vấn này được coi là loại hình tham vấn có hiệu quả nhất, đồng thời cũng là hình thức đòi hỏi nhà tham vấn sử dụng phối hợp các kỹ năng tham vấn để khai thác thông tin, kỹ năng phản hồi cảm xúc, kỹ năng đặt câu hỏi và nguyên tắc bí mật hoàn toàn được thực hiện… Nó cho phép khám phá thành công chiều sâu vô thức của thân chủ và chiều sâu cảm xúc, tình cảm của họ.
b. Tham vấn gián tiếp
Đó là hình thức tham vấn qua hệ thống trợ giúp như qua mạng, qua điện thoại, qua truyền hình… Hình thức tham vấn này do hạn chế về thời gian và sự trao đổi gián tiếp nên thường diễn ra với khoảng thời gian ngắn và sự tương tác giữa hai phía không được sâu sắc như tham vấn trực tiếp.
4. Một số nguyên tắc đạo đức trong tham vấn
Các nguyên tắc đạo đức trong tham vấn được đưa ra trên cơ sở giá trị nghề tham vấn, giúp định hướng cho những hành vi của nhà tham vấn nhằm bảo vệ uy tín nghề nghiệp cũng như quyền lợi đối tượng. Trong hoạt động tham vấn chuyên nghiệp, nhà tham vấn cần tuân thủ rất nhiều quy định đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp, theo Bùi Thị Xuân Mai (2008) bao gồm các nguyên tắc chủ yếu sau:
4.1. Nguyên tắc tôn trọng, chấp nhận đối tượng
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà nhà tham vấn cần phải đảm bảo. Điều này thể hiện ở phong cách đối xử với thân chủ như một cá nhân với nhân cách độc lập, chấp nhận những hành vi, suy nghĩ, những biểu hiện tiêu cực của họ thể hiện bằng những hành vi thân thiện, không phân biệt đối xử sẽ là tiền đề cho sự giúp đỡ chân thành..Tuy nhiên, chấp nhận không có nghĩa là đồng tình với họ mà nhà tham vấn cần phải giúp đỡ họ, tháo bỏ hàng rào ngăn cách xã hội để họ thay đổi hành vi, suy nghĩ cho phù hợp hơn. Nhà tham vấn phải có lòng tin ở họ và tin rằng họ có khả năng thay đổi.
4.2. Không phán xét đối tượng
Nguyên tắc này thể hiện ở việc không chỉ trích hành vi, suy nghĩ của họ, dù cho những điều họ làm là không đúng, cách họ suy nghĩ hoặc cảm nhận là không hợp lý. Nguyên tắc này có mối liên quan mật thiết với nguyên tắc trên. Nhà tham vấn cần chân thành và không lên án họ khi mắc những sai lầm, họ mong muốn được thông cảm, lắng nghe, thấu hiểu.
4.3. Dành quyền tự quyết cho đối tượng
Trongtham vấn chuyên nghiệp, nhà tham vấn không quyết định thay thân chủ mà để họ tự đưa ra quyết định, có sự lựa chọn cách giải quyết vấn đề riêng của họ trên cơ sở những thông tin, kết quả trao đổi với nhà tham vấn. Nhà tham vấn chỉ đóng vai trò xúc tác và giúp đỡ thân chủ đưa ra các giải pháp và lựa chọn hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của bản thân.
4.4. Đảm bảo tính bí mật
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham vấn.Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ với nhà tham vấn cần được đảm bảo kín đáo.Nhà tham vấn không được tiết lộ những thông tin liên quan về thân chủ với người khác khi không được sự chấp thuận của họ.Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt khi tính mạng của thân chủ hay người khác bị đe dọa, nhà tham vấn có thể trao đổi với những cơ quan hay cá nhân có liên quan mà không cần sự chấp thuận của đối tượng.
Tóm lại:Tham vấn tâm lý là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người thực hiện tham vấnsử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tham vấn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đượcpháp luật thừa nhận để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực nhằm giúp đối tượng nhậnthức được bản thân cùng với vấn đề và nguồn lực, qua đó tự xác định giải pháp để giảiquyết vấn đề của mình một cách có hiệu quả. Ngày nay trong lĩnh vực tâm lý học,ngành tham vấn là một hướng đặc biệt phát triển vào thế kỉ XXI. Bởi nócó thể giúp con người nâng cao năng lực giải quyết những vướng mắc trong tâm lý, đờisống tình cảm, trong các mối quan hệ và có thể “tạo ra triển vọng và khả năng cho conngười để họ thay đổi cuộc sống của mình” vui vẻ lành mạnh hơn.
Trong trường học, tham vấn tâm lý có vai trò quan trọng trong công tác trợ giúp cho
những học sinh, sinh viên có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhằm khơi dậy năng lực nộisinh của các em, giúp các em định hướng và giải quyết được những khó khăn, vượt quanhững trở ngại mà họ gặp phải về định hướng giá trị sống, trong học tập và rèn luyện nghềnghiệp, giải quyết các vấn đề của cá nhân trong mối quan hệ với chính bản thân chủ thể,với gia đình, thầy cô, bạn bè, và các cá nhân, các tổ chức xã hội khác. Nhờ có sự tham vấntâm lý mà nhân cách của các em được hình thành, phát triển thuận lợi và không ngừngđược hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Thanh Bình (2011), Tham vấn tâm lý học đường trong trường phổthông hiện nay, Báo cáo khoa học Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý họcđường tại Việt Nam “Thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tạiViệt Nam”, NXB Đại học Huế.
[2]. Nguyễn Bá Đạt, (2003), Về tư vấn tâm lý - hướng nghiệp ở trường THPT,Tạp chí Tâm lý học, (63), tr 72.
[3]. Bùi Thị Xuân Mai (2003), Bàn về thuật ngữ: Tư vấn, Tham vấn, Cố vấn,Tạp chí Tâm lý học, (4), tr 39.