Lý thuyết hệ thống
Bất kì một công trình nghiên cứu nào cũng cần đến một
hệ thống lý thuyết chuẩn mực. Trong công tác xã hội, thuyết hệ thống là một
trong những lý thuyết vô cùng quan trọng được sử dụng khá phổ biến. Thuyết hệ thống CTXH bắt nguồn từ lý thuyết
hệ thống tổng quát của Bertalaffy. Lý thuyết này dựa trên quan điểm sinh học
cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, được tạo nên từ các tiểu hệ
thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn
hơn.
Theo định nghĩa của “Lý thuyết công tác xã hội
hiện đại”: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và
liên hệ với nhau để hoạt đông thống nhất.” Thuyết hệ thống nhấn mạnh đến sự phụ
thuộc giữa con người vào môi trường xã hội, trong đó, có ba hệ thống cơ bản:
-
Các hệ
thống thân tình hay tự nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp
-
Các hệ
thống chính thức như cá nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hay các tổ chức công đoàn.
-
Các hệ
thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường học…
Sử dụng thuyết hệ thống, nhân viên CTXH thường xem xét, đánh giá xem hệ thống nào còn thiếu hụt, hệ thống nào cần bổ sung để hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ trong việc giải quyết nan đề của mình.