Lao động trẻ em nhức nhối và đau lòng

Ảnh: Trẻ em lao động, bóc lột sức lao động, bạo lực
    Sau 2 tuần ngày Quốc tế chống lao động trẻ em (12-6). SWVN xin tổng hợp các yếu tố trong vấn đề lao động trẻ em tới thời điểm này:
   Có khi nào vì cùng với thời điểm khai mạc World Cup 2014 mà ngày này dường như bị quên lãng.


    Số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, hiện có hơn 250 triệu trẻ em đang phải lao động kiếm sống trên toàn cầu. Ước tính hằng năm có hàng triệu trẻ vị thành niên trên khắp thế giới bị bắt buộc làm những công việc nặng nhọc, mại dâm hoặc những hành vi bất hợp pháp khác. Tình trạng lao động trẻ em trái phép đang tăng nhanh. 
        Ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, phần lớn trong ngành nông nghiệp, nơi các em có thể phải tiếp xúc với hóa chất độc hại và các thiết bị không an toàn. Số khác là trẻ em lang thang bán rong, hoặc chạy việc vặt kiếm sống. Một số trẻ giúp việc tại các gia đình hoặc làm tại các nhà máy. Tất cả các em đều không có cơ may sống một tuổi thơ thực sự, một nền giáo dục đầy đủ hoặc có một cuộc sống tốt đẹp hơn. 
     Đa số lao động trẻ em được sử dụng tại châu Á (trên 153 triệu); tại châu Phi con số này là 80 triệu và Mỹ La-tinh là 17 triệu. Điều kiện làm việc khắc nghiệt và độc hại nhất của trẻ em là ở khu vực cận Xa-ha-ra. Mới đây, cảnh sát Buốc-ki-na Pha-xô với sự hỗ trợ của các chuyên gia Tổ chức cảnh sát quốc tế In-tơ-pôn (Interpol) đã tiến hành chiến dịch giải phóng 400.000 trẻ em lao động tại những mỏ khai thác vàng. Hầu hết những em này phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt tại các hầm mỏ chật hẹp có độ sâu tới 70m, thiếu không khí trong lành và không được trả lương. Hiện nay, các em đã được đưa đến trại nuôi dưỡng và chính quyền địa phương bắt đầu tìm kiếm cha mẹ chúng. 
     Kết quả từ cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em được Bộ Lao động – thương binh và xã hội công bố sáng 14-3. TS Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, cho biết kết quả điều tra trong ba tháng năm 2012 cho thấy VN hiện có khoảng 18,3 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-17, trong đó 1,75 triệu em (chiếm 9,6%) đang phải làm việc và được xếp vào nhóm lao động trẻ em, tức là làm việc nhiều giờ.
   “Chỉ tính riêng 1,75 triệu lao động trẻ em đã có gần 1/3 trường hợp phải làm việc hơn 42 giờ/tuần. Thời gian làm việc kéo dài đã ảnh hưởng tới việc đi học của trẻ. Đặc biệt là tỉ lệ 96,2% số trẻ em trong nhóm phải làm việc hơn 42 giờ/tuần hiện tại không đến trường” – bà Hương cho hay.


Trẻ lao động sớm việc không của riêng ai:

   Ông Doãn Mậu Tiệp cho biết, thời gian qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp loại trừ hình thức lao động trẻ em. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ và có những nỗ lực ngoại trừ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất thông qua việc phê chuẩn nhiều Công ước của ILO trong đó có Công ước 138 về tuổi lao động tối thiểu, Công ước số 182 về loại trừ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, thực hiện những cam kết đó, hệ thống luật pháp về lao động, việc làm của quốc tế.
   Bộ luật Lao động của Việt Nam đã từng bước hoàn thiện và hài hòa với luật pháp quốc tế như: Quy định cấm sử dụng lao động là người vị thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi làm việc có thể có những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định nghiêm cấm các hành vì lạm dụng trẻ em, sử dụng trẻ em làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những công việc trái với quy định của pháp luật lao động. Bộ LĐ-TB&XH cũng ban hành những danh mục cấm sử dụng lao động chưa thành niên.

  Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn từ nay đến năm 2020; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2012, trong đó giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
  Tuy vậy, ông Doãn Mậu Tiệp cho rằng giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động sớm vẫn còn là một thách thức trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức của một bộ phận cha mẹ và người sử dụng lao động còn hạn chế, ý thức tuân thủ pháp luật về lao động chưa thật nghiêm túc. Muốn chấm dứt tình trạng trẻ em lao động sớm, đòi hỏi sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội, của các cấp, các ngành.
 


  Chính phủ và nhiều cơ quan, tổ chức, cộng đồng quan tâm đến vấn đề lao động sớm ở trẻ em nhưng tại sao hiện trạng đó không được xóa bỏ phải chăng còn điều gì khúc mắc? tại sao không rút ngắn xuống thời gian như 2015, 2016, 2017








Copyright © 2013 Social worker and Templates - Anime OST.