Câu chuyện bát mỳ

Quá lâu rồi từ năm 2007 mình đã đọc câu chuyện này. Lục lại email cũ và thấy nó hiện ra khi mình gửi cho một số người bạn.

Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.   Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.
Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.
Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một… bát mì được không?
Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.
- Ngon quá - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon! Cám ơn!” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.   Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể… cho tôi một… bát mì được không?
- Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!”.
Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
- Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!   Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.
Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”.
Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi… hai bát mì được không?
- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì”.
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?”, Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!”.
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con”.
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!   Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
“Việc này có ý nghĩa như thế nào?”. Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.
Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.
Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.
Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.
Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
- Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:
- Các vị… các vị là…
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.    - o O o -   Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.   Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.
 
Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Social Work Today Magazine 3-4/2014

Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật

Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật

 

Công ước quốc tế

về Quyền của người khuyết tật

 

Đại hội đồng Liên hợp quốc,
Căn cứ Nghị quyết 56/168 ra ngày 19/12/2001 của Liên hợp quốc quyết định thành lập Uỷ ban đặc biệt để soạn thảo Công ước quốc tế toàn diện và lồng ghép nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền và nhân phẩm của người khuyết tật, để ngỏ cho tất cả các quốc gia thành viên và các quan sát viên của Liên hợp quốc, dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện từ các hoạt động trong các lĩnh vực phát triển xã hội, nhân quyền và chống phân biệt đối xử đã được thực hiện và có tính đến các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban Phát triển xã hội,
Căn cứ các Nghị quyết có liên quan trước đây của Liên hợp quốc và Nghị quyết gần đây nhất là Nghị quyết 60/232 ra ngày 23/12/2005 và các Nghị quyết có liên quan của Ủy ban Phát triển xã hội và Ủy ban Nhân quyền,   
Hoan nghênh những đóng góp quý báu của các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu nhân quyền của các quốc gia cho các hoạt động của Uỷ ban đặc biệt,
1. Bày tỏ sự đánh giá cao của Liên hợp quốc đối với những nỗ lực của Uỷ ban đặc biệt để hoàn thiện Dự thảo Công ước quốc tế về người khuyết tật và Dự thảo Nghị định thư không bắt buộc của Công ước;  
2. Thông qua Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật và Nghị định thư không bắt buộc của Công ước đính kèm với Nghị quyết này sẽ được để ngỏ cho các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc tham gia ký kết tại trụ sở chính của Liên hợp quốc tại New York từ ngày 30/03/2007;    
3. Kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc xem xét việc ký kết và phê chuẩn Công ước và Nghị định thư không bắt buộc như là một trong những vấn đề ưu tiên, và bày tỏ hi vọng Công ước và Nghị định thư sẽ sớm có hiệu lực vào thời gian sớm nhất;  
4. Đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm nhân sự và cung cấp các trang thiết bị vật chất cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước và Ủy ban được thành lập trong khuôn khổ Công ước và Nghị định thư không bắt buộc sau khi Công ước có hiệu lực, cũng như việc tuyên truyền về Công ước và Nghị định thư;
5. Đồng thời đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc từng bước tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn và hướng dẫn về tiếp cận để đảm bảo các trang thiết bị và dịch vụ tiếp cận được trong toàn hệ thống Liên hợp quốc, có xem xét đến các điều khoản có liên quan trong Công ước, đặc biệt là khi tiến hành cải tạo; 
6. Đề nghị các cơ quan và tổ chức của Liên hợp quốc, cũng như các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cùng nỗ lực thực hiện công tác truyền thông về Công ước và Nghị định thư, và thúc đẩy sự hiểu biết về Công ước và Nghị định thư;    
7. Đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc trình báo cáo trước Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp lần thứ 62 về tiến trình phê chuẩn Công ước và Nghị định thư và việc thực hiện Nghị quyết này với tiêu đề ”Công ước về Quyền của người khuyết tật”.

PHỤ LỤC I
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Lời nói đầu
Các Quốc gia thành viên gia nhập Công ước này,
(a) Nhắc lại các nguyên tắc được tuyên bố tại Hiến chương của Liên Hợp Quốc công nhận phẩm giá và giá trị vốn có, quyền bình đẳng và bất di bất dịch của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại như một nền tảng của tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới,
(b) Thừa nhận rằng Liên hợp quốc, trong Bản tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền, và trong các Công ước quốc tế về Nhân quyền, đã tuyên bố và thống nhất rằng mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và sự tự do được ghi trong các Công ước mà không có bất kỳ sự biệt nào,
(c) Tái khẳng định rằng tính phổ biến, khả năng không thể chia cắt, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự tương quan giữa quyền con người và các quyền tự do cơ bản, và nhu cầu của người khuyết tật phải được đảm bảo thụ hưởng một cách đầy đủ và không có bất kỳ sự phân biệt đối xử,
(d) Nhắc lại các Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, Công ước quốc tế về xoá bỏ phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước quốc tế chống lại sự tra tấn, sự đối xử, áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Công ước quốc tế về bảo hộ  quyền của người người lao động nhập cư và gia đình họ,
(e) Thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới và rằng khuyết tật là kết quả của sự tương tác giữa những người có khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và môi trường mà ở đó hạn chế sự tham gia một cách đầy đủ, và có hiệu quả vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội,
(f) Thừa nhận rằng tầm quan trọng của các nguyên tắc và chính sách được đề cập trong Chương trình Hành động Thế giới về Người khuyết tật và Quy tắc chuẩn về Bình đẳng hoá Cơ hội cho Người khuyết tật trong việc tác động quá trình thúc đẩy, xây dựng và đánh giá các chính sách, kế hoạch, chương trình và hành động ở cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế nhằm bình đẳng hoá hơn nữa cơ hội cho người khuyết tật,
(g) Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép vấn đề khuyết tật như là một phần không thể tách rời của các chiến lược phát triển bền vững,
(h) Thừa nhận rằng sự phân biệt đối xử đối với bất kỳ một người nào căn cứ trên sự khuyết tật của họ đều là sự xâm hại đến nhân phẩm và chân giá trị vốn có của con người,
(i) Thừa nhận sự đa dạng của các dạng tật khác nhau của người khuyết tật,
(j) Nhận thấy sự cần thiết phải thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của tất cả người khuyết tật, kể cả những người cần có sự hỗ trợ chuyên sâu hơn,
(k) Lo ngại rằng, mặc dù đã có rẩt nhiều văn kiện pháp lý và những biện pháp đã được thực hiện, nhưng người khuyết tật vẫn tiếp tục phải đối mặt với những rào cản khi tham gia một cách bình đẳng như những thành viên khác trong xã hội và sự vi phạm nhân quyền của người khuyết tật diễn ra ở khắp nơi trên thế giới,
(l) Nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc cải thiện điều kiện sống cho người khuyết tật ở mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển,
(m) Ghi nhận những đóng góp  hiện tại và tiềm năng có giá trị mà người khuyết tật đã cống hiến cho sự thịnh vượng và đa dạng của cộng đồng họ, và rằng nhận thức của người khuyết tật được nâng cao về việc mình thuộc về xã hội và những tiến bộ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và con người và quá trình xóa đói nghèo là kết quả của việc thúc đẩy cơ hội được hưởng thụ đầy đủ quyền con người, các quyền tự do cơ bản, và sự tham gia của người khuyết tật,
(n) Thừa nhận tầm quan trọng của việc để người khuyết tật độc lập và tự quyết các vấn đề cá nhân của họ kể cả sự tự do lựa chọn cho riêng mình,
(o) Xem xét rằng người khuyết tật cần phải có cơ hội được chủ động tham gia trong quá trình ra quyết định về chính sách, về các chương trình, kể cả các chương trình có liên quan trực tiếp đến họ.
(p) Lo ngại về những điều kiện khó khăn mà người khuyết tật đang gặp phải bao gồm những hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính, chính kiến chính trị và các quan niệm khác, địa vị quốc gia, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi, tuổi tác, hay các điều kiện khác,
(q) Thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường phải chịu những rủi ro lớn hơn cả trong gia đình và ngoài xã hội như bạo hành gia đình, bị thương tích hay bị lạm dụng, bị đối xử thờ ơ, bị ngược đãi hay bị bóc lột,
(r) Thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật cần được tận hưởng đầy đủ quyền con người, quyền tự do cơ bản công bằng như những trẻ em bình thường khác, và nhắc lại trách nhiệm mà các quốc gia thành viên tham gia  Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em phải thực hiện,
(s) Nhấn mạnh yêu cầu lồng ghép giới vào tất cả các nỗ lực nhằm đẩy mạnh sự thụ hưởng đầy đủ quyền con người và tự do cơ bản của người khuyết tật,
(t) Nhấn mạnh một thực tế là phần lớn người khuyết tật sống trong điều kiện nghèo đói, và do vậy nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải giải quyết những tác động tiêu cực của nghèo đói đối với người khuyết tật,
(u) Ghi nhớ rằng các điều kiện hoà bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng đầy đủ các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và sự tuân thủ các văn kiện về nhân quyền thích hợp là không thể thiếu nhằm bảo vệ người khuyết tật một cách đầy đủ, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang và trong điều kiện có sự chiếm đóng của nước ngoài,
(v) Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp cận đối với người khuyết tật trong môi trường vật chất,  kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp cận với giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, nhằm hỗ trợ người khuyết tật được hưởng quyền con người và các quyền tự do cơ bản một cách đầy đủ,
(w) Nhận thấy rằng mỗi cá nhân, có trách nhiệm đối với các cá nhân khác và với cộng đồng của chính họ, đều phải có trách nhiệm nỗ lực thúc đẩy và tuân thủ các quyền được công nhận trong Luật quốc tế về nhân quyền.
(x) Thừa nhận rằng gia đình là đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và cần được nhà nước và xã hội bảo hộ, người khuyết tật và các thành viên gia đình của họ cũng phải được bảo vệ và có được sự trợ giúp cần thiết để đảm bảo gia đình của họ có những đóng góp cho sự hưởng thụ đầy đủ và công bằng về quyền của người khuyết tật,
(y) Công nhận rằng một Công ước quốc tế toàn diện và đầy đủ nhằm thúc đẩy  và bảo hộ Quyền và Nhân phẩm của người khuyết tật sẽ góp phần đáng kể trong công tác giải quyết những bất lợi sâu sắc về mặt xã hội mà người khuyết tật phải gánh chịu và thúc đẩy sự tham gia của họ trong mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội, chính trị, kinh tế, dân sự với những cơ hội bình đẳng, ở cả các nước phát triển và đang phát triển,
Đã thống nhất những điều sau đây:
Điều 1
 MỤC ĐÍCH
Mục đích của Công ước này là thúc đẩy, bảo hộ và đảm bảo người khuyết tật  được hưởng thụ một cách đầy đủ và bình đẳng quyền con người và các quyền tự do cơ bản và nâng cao sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của người khuyết tật.
Người khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội.

Điều  2
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Để phù hợp với Công ước này:
      “Truyền thông” bao gồm ngôn ngữ, trình bày dưới dạng văn bản, chữ nổi Braille, thông tin dưới dạng xúc giác, in ấn cỡ lớn, truyền thông đa phương tiện tiếp cận, cũng như các hình thức văn bản, nói, ngôn ngữ đơn giản, hình thức người đọc giúp, và các hình thức thay thế khác, phương tiện và kiểu mẫu truyền thông bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận;
       “Ngôn ngữ” bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ ký hiệu và các dạng giao tiếp phi ngôn ngữ khác;
      “Phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật” có nghĩa là bất cứ sự phân biệt, sự loại trừ, sự hạn chế nào vì lý do khuyết tật mà có chủ ý hoặc có tác động làm phương hại hoặc vô hiệu hoá sự nhận thức, sự hưởng thụ, và việc thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sự hay bất kỳ lĩnh vực nào khác trên cơ sở công bằng với các thành viên khác trong xã hội.  Điều này bao gồm tất cả các hình thức phân biệt đối xử, kể cả việc từ chối đưa ra những điều chỉnh hợp lý;
      “Điếu chỉnh hợp lý” có nghĩa là sự điều chỉnh và sửa đổi cần thiết và phù hợp mà không tạo ra một gánh nặng quá sức hay bất cân đối, ở những nơi cần thiết trong những trường hợp cụ thể, để đảm bảo người khuyết tật có thể thụ hưởng hay thực hiện quyền con người và các quyền tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng như những người bình thường khác;
      “Thiết kế hoà nhập” có nghĩa là việc thiết kế các sản phẩm, môi trường xung quanh, các chương trình và dịch vụ mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng được ở mức độ tối đa mà không cần phải tính đến việc nâng cấp sửa chữa hay những thiết kế đặc biệt cho nhu cầu tiếp cận. "Thiết kế hoà nhập" bao gồm cả các thiết bị trợ giúp cho những nhóm người khuyết tật cụ thể khi có nhu cầu.

Điều 3
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
Nguyên tắc của Công ước này bao gồm:
(a) Tôn trọng phẩm giá vốn có, quyền tự quyết cá nhân bao gồm tự do lựa chọn cho riêng mình, và khả năng độc lập của các cá nhân;
(b) Không phân biệt đối xử;
(c) Tham gia đầy đủ và hiệu quả và hoà nhập xã hội;
(d) Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận người khuyết tật như một phần của nhân loại và sự đa dạng của con người,
(e) Bình đẳng trong cơ hội;
(f) Khả năng tiếp cận;
(g) Bình đẳng giữa nam và nữ;
(h) Tôn trọng khả năng phát triển của trẻ em khuyết tật và tôn trọng quyền của trẻ em khuyết tật trong việc bảo tồn bản sắc của các em.

Điều 4
CÁC TRÁCH NHIỆM CHUNG
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và quyền tự do cơ bản của người khuyết tật mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do khuyết tật. Để đạt được điều này, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết:
(a) Thực hiện tất cả các biện pháp hành chính, lập pháp và các biện pháp khác để thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước này;
(b) Sử dụng các biện pháp phù hợp kể cả lập pháp để sửa đổi hoặc hủy bỏ các đạo luật, quy định, phong tục tập quán và thông lệ chứa đựng các nội dung mang tính phân biệt đối xử đối với người khuyết tật;
(c) Đưa việc bảo hộ và nâng cao quyền của người khuyết tật vào tất cả các chính sách và chương trình;
(d) Không thực hiện hay áp dụng những hành động hay biện pháp không phù hợp với Công ước này và đảm bảo các thể chế hay tổ chức quyền lực công hành động theo Công ước này;
(e) Áp dụng tất cả các biện pháp phù hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đối với người khuyết tật;
(f) Thực hiện hay thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển các phương tiện, dịch vụ, hàng hoá, trang thiết bị được thiết kế phổ cập theo quy định tại Điều 2 của Công ước này yêu cầu các phương án nâng cấp hay sửa chữa tối thiểu có thể với chi phí ít tốn kém nhất để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của người khuyết tật, thúc đẩy sự sẵn có và tính năng sử dụng của các phương tiện, dịch vụ, hàng hoá, trang thiết bị này,  và thúc đẩy thiết kế phổ cập trong việc xây dựng các hướng dẫn hay tiêu chuẩn tiếp cận;
(g) Thực hiện hay thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển của công nghệ mới, bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, các thiết bị trợ giúp vận động, các thiết bị và công nghệ trợ giúp phù hợp với người khuyết tật, thúc đẩy sự sẵn có và tính năng sử dụng của các phương tiện này, và đưa ra những ưu tiên cho công nghệ ở mức chi phí hợp lý;
(h) Cung cấp các thông tin có thể tiếp cận được cho người khuyết tật về các thiết bị hỗ trợ vận động, và công nghệ và thiết bị trợ giúp bao gồm cả công nghệ mới, cũng như các dạng hỗ trợ, các dịch vụ và trang thiết bị hỗ trợ khác;
(i) Thúc đẩy tập huấn cho các cán bộ và nhân việc làm việc với người khuyết tật về các quyền được thừa nhận trong Công ước này nhằm cung cấp tốt hơn sự hỗ trợ và các dịch vụ được đảm bảo bởi các quyền đã nêu trong Công ước.
2. Đối với các quyền về văn hoá, xã hội, kinh tế, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện để tận dụng các nguồn lực sẵn có khi cần thiết và để đạt được việc thực hiện các quyền được công nhận trong Công ước một cách có hiệu quả trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và không có định kiến với những nguyên tắc được đề cập trong Công ước này mà được áp dụng ngay lập tức theo luật pháp quốc tế.
3. Khi xây dựng và thực thi luật pháp và chính sách để thực hiện các điều khoản của Công ước này và trong các quá trình đưa ra quyết định khác có liên quan đến các vấn đề về người khuyết tật, các Quốc gia thành viên của Công ước cần phải tham vấn một cách sát sao và chủ động làm việc với người khuyết tật, kể cả trẻ em khuyết tật và các tổ chức đại diện của người khuyết tật.
4. Không có nội dung nào trong Công ước này có ảnh hưởng đến các điều khoản công nhận quyền của người khuyết tật và các điều khoản được quy định trong pháp luật của một Quốc gia thành viên của Công ước này hoặc luật pháp quốc tế mà Quốc gia đó gia nhập. Không có sự giới hạn hay vi phạm nào đối với các quyền con người và các quyền tự do cơ bản đã được công nhận hoặc hiện có ở một Quốc gia thành viên tham gia Công ước này căn cứ trên cơ sở luật pháp, các công ước, các quy định hoặc phong tục tập quán với lý do Công ước này không công nhận các quyền con người và các quyền tự do cơ bản  hoặc công nhận chúng trong phạm vi hẹp hơn.
5. Các điều khoản của Công ước này sẽ mở rộng ra khắp cả các nước mà không có bất kỳ sự hạn chế hay ngoại trừ nào.

Điều 5
BÌNH ĐẲNG VÀ KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của pháp luật một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết nghiêm cấm tất cả các hành vi phân biệt đối xử đối vì lý do khuyết tật và đảm bảo người khuyết tật được bảo hộ  tích cực bằng luật pháp khỏi sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do nào. 
3. Để thúc đẩy sự công bằng và xoá bỏ sự phân biệt đối xử, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện tất cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo có sự điều chỉnh hợp lý.
4. Các biện pháp cụ thể cần thiết để xúc tiến hoặc đạt được sự công bằng trên thực tế của người khuyết tật sẽ không bị coi là sự phân biệt đối xử theo các thuật ngữ của Công ước này.
Điều 6
PHỤ NỮ KHUYẾT TẬT
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận rằng phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật phải chịu sự phân biệt đối xử gấp nhiều lần, và do vậy cần phải có những biện pháp để đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật được hưởng đầy đủ và công bằng quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển, tiến bộ và nâng cao vị thế của phụ nữ, với mục đích đảm bảo cho họ được thực hiện và thụ hưởng một cách đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản được quy định trong Công ước này.

Điều 7
TRẺ EM KHUYẾT TẬT
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo trẻ em khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.
2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan đến trẻ em khuyết tật, thì những lợi ích tối ưu nhất của một trẻ khuyết tật phải được quan tâm hàng đầu.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan đến các em, quan điểm của các em sẽ được xem xét một cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các em, giống như những trẻ em khác, và sẽ có được những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó.
Điều 8
NÂNG CAO NHẬN THỨC
1. Các quốc gia triển khai áp dụng các biện pháp phù hợp, hiệu quả và ngay lập tức nhằm:
(a) Nâng cao nhận thức về người khuyết tật cho toàn xã hội, bao gồm cả gia đình của người khuyết tật, và thúc đẩy sự tôn trọng về quyền và nhân phẩm của người khuyết tật;
(b) Chống lại các quan niệm cố hữu, những định kiến, và những thông lệ không tốt  bao gồm cả những vấn đề như vậy có liên quan đến giới tính, tuổi tác và tất cả các lĩnh vực khác của cuộc sống mà có liên quan đến người khuyết tật;
(c) Nâng cao nhận thức về năng lực và những đóng góp của người khuyết tật.
2. Các biện pháp thực hiện bao gồm:
(a) Khởi xướng và duy trì các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức hiệu quả cho đông đảo người dân nhằm:
(i) Khuyến khích sự hiểu biết về quyền của người khuyết tật;
(ii) Thúc đẩy những quan điểm tích cực và nhận thức xã hội rộng hơn về người khuyết tật;
(iii) Thúc đẩy việc ghi nhận các kỹ năng, phẩm chất và năng lực của người khuyết tật và những đóng góp của họ cho nơi làm việc và thị trường lao động;
(b) Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi;
(c) Khuyến khích các cơ quan báo chí nêu gương người khuyết tật với thái độ thống nhất với mục đích của Công ước này;
(d) Thúc đẩy các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về người khuyết tật và quyền của người khuyết tật.
Điều  9
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
1. Nhằm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập và tham gia đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có thể tiếp cận với môi trường vật chất, giao thông, thông tin và truyền thông bao gồm các hệ thống và công nghệ  thông tin và truyền thông và các trang thiết bị và dịch vụ khác được mở ra hay cung cấp cho công chúng  cả vùng nông thôn và đô thị một cách bình đẳng. Những biện pháp này bao gồm cả việc xác định và loại bỏ tất cả những trở ngại, rào cản tới môi trường tiếp cận được cam kết áp dụng, chưa kể đến các biện pháp khác:
(a) Các toà nhà, đường xá, giao thông và các trang thiết bị trong và ngoài các công trình bao gồm trường học, nhà ở, các cơ sở y tế và nơi làm việc;
(b) Thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác bao gồm các dịch vụ điện tử và các dịch vụ khẩn cấp;
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết áp dụng các biện pháp phù hợp để:
(a) Xây dựng, ban hành và giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn và hướng dẫn về khả năng tiếp cận của các trang thiết bị và dịch vụ được mở ra hoặc cung cấp cho công chúng;
(b) Đảm bảo các đơn vị tư nhân cung cấp trang thiết bị và dịch vụ mở cửa với hoặc cung cấp cho công chúng phải tính đến tất cả các yếu tố tiếp cận cho người khuyết tật;
(c) Tổ chức tập huấn cho các bên liên quan về các vấn đề tiếp cận mà người khuyết tật gặp phải;
(d) Trang bị các biển báo cho các toà nhà và công trình khác được mở cửa cho cho công chúng bằng chữ nổi Braille và phải dễ đọc, dễ hiểu;
(e) Cung cấp các phương tiện và các hình thức hỗ trợ cá nhân như các hướng dẫn viên, người đọc giúp, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp, đưa vấn đề tiếp cận vào các toà nhà  và các công trình khác được mở cửa cho công chúng;
(f) Thúc đẩy các hình thức hỗ trợ khác cho người khuyết tật để họ có thể tiếp cận được thông tin;
(g) Đẩy mạnh khả năng tiếp cận cho người khuyết tật tới công nghệ thông tin và truyền thông mới bao gồm cả Internet;
(h) Thúc đẩy việc thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối các hệ thống và công nghệ thông tin và truyền thông tiếp cận ngay từ giai đoạn bắt đầu để các công nghệ và hệ thống này tiếp cận được với mức chi phí tối thiểu.

Điều 10
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG
Các Quốc gia thành viên của Công ước này tái  khẳng định rằng mỗi con người đều có quyền vốn có của mình là được sống và cam kết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết đảm bảo người khuyết tật được hưởng quyền được sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
Điều 11
TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM RỦI RO VÀ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP CẦN TRỢ GIÚP NHÂN ĐẠO
Các Quốc gia thành viên của Công ước này, trên cơ sở các nghĩa vụ của các quốc gia này với luật pháp quốc tế bao gồm: luật nhân đạo quốc tế và luật về nhân quyền quốc tế, cam kết áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bảo hộ người khuyết tật trong tình trạng nguy hiểm rủi ro bao gồm xung đột vũ trang, tình trạng khẩn cấp cần trợ giúp nhân đạo và thiên tai.

Điều 12
ĐƯỢC THỪA NHẬN BÌNH BẰNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này tái khẳng định rằng người khuyết tật có quyền được công nhận là thể nhân trước pháp luật ở bất kỳ nơi nào.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận người khuyết tật có được hưởng năng lực pháp lý trong tất cả các mặt của cuộc sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp để tạo sự tiếp cận cho người khuyết tật đối với những hỗ trợ pháp lý mà họ cần khi thực hiện năng lực pháp lý.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng tất cả các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý quy định các cách thức bảo hộ phù hợp và có hiệu quả nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng theo đúng các quy định của luật nhân quyền quốc tế. Các cách thức bảo hộ  như vậy phải đảm bảo rằng các biện pháp liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý phải tôn trọng các quyền, ý chí và sở thích của một cá nhân; phải không xung đột về quyền lợi và  không có ảnh hưởng một cách thái quá; phải tương xứng và thích ứng với các điều kiện của cá nhân đó; phải áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể; và phải  được một cơ quan độc lập, trung lập và có thẩm quyền, hoặc cơ quan tư pháp đánh giá thường xuyên. Các cách thức bảo hộ đó phải tương xứng đến một mức độ mà các biện pháp có liên quan đến việc thực hiện năng lực pháp lý có thể tác động đến quyền và lợi ích của các nhân đó.
5. Theo các khoản được ghi trong trong Điều 12 thì các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp và hiệu quả để đảm bảo quyền bình đẳng của người khuyết tật trong việc sở hữu hay thừa kế tài sản, kiểm soát vấn đề tài chính của bản thân họ, và tiếp cận một cách bình đẳng với các khoản cho vay của ngân hàng, các khoản thế chấp và các loại hình tín dụng khác, và để đảm bảo người khuyết tật không bị tịch thu tài sản một cách vô cớ.

Điều 13
TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ TƯ PHÁP
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết  đảm bảo khả năng tiếp cận có hiệu quả đối với các dịch vụ tư pháp cho người khuyết tật bao gồm thông qua việc cung cấp các điều chỉnh về thủ tục tố tụng  và phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, nhằm hỗ trợ người khuyết tật có vai trò hiệu quả hơn với tư cách là người tham gia trực tiếp và gián tiếp bao gồm cả việc làm nhân chứng trong tất cả các vụ kiện tính từ giai đoạn điều tra sơ bộ cho đến các giai đoạn sau.
2. Nhằm giúp đảm bảo khả năng tiếp cận có hiệu quả đối với các dịch vụ tư pháp cho người khuyết tật, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc đẩy việc triển khai các khoá tập huấn phù hợp cho những người làm việc trong lĩnh vực tư pháp bao gồm cảnh sát và cán bộ quản giáo.

Điều 14
TỰ DO VÀ AN NINH CÁ NHÂN
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng như những người khác:
(a) Thụ hưởng quyền tự do và an ninh cá nhân;
(b) Không bị tước quyền tự do một cách vô cớ hay bất hợp pháp, và rằng bất kỳ một sự tước đoạt quyền tự do nào đều phải phù hợp với Công ước này, và rằng việc có khuyết tật trong bất cứ trường hợp nào không thể biện minh cho việc tước quyền tự do.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng nếu người khuyết tật bị tước đoạt quyền tự do ở bất cứ tiến trình nào, thì họ có quyền được bảo hộ theo luật nhân quyền quốc tế trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và phải được đối xử theo các mục tiêu và nguyên tắc của Công ước này bao gồm những quy định về điều chỉnh hợp lý.

Điều 15
KHÔNG BỊ TRA TẤN, BỊ ĐỐI XỬ, BỊ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT MỘT CÁCH TÀN NHẪN, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC BỊ NHỤC HÌNH
1. Không một người nào không bị tra tấn, bị đối xử, bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình. Đặc biệt, không một người nào phải làm vật thí nghiệm của các thử nghiệm khoa học hay y học nếu không có sự cho phép của chính người đó.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết áp dụng các biện pháp lập pháp, hành chính, và tư pháp có hiệu quả và các biện pháp khác để bảo vệ người khuyết tật khỏi bị tra tấn, bị đối xử, bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc bị nhục hình, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
Điều 16
KHÔNG BỊ BÓC LỘT, KHÔNG BỊ BẠO HÀNH VÀ KHÔNG BỊ LẠM DỤNG

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp về lập pháp, hành chính, xã hội, giáo dục phù hợp và các biện pháp khác để bảo hộ người khuyết tật, cả ở trong gia đình và ngoài xã hội, khỏi các hình thức bị bóc lột, bị bạo hành và bị lạm dụng, kể cả những yếu tố có liên quan đến vấn đề giới.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn chặn những hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng bằng cách đảm bảo, chưa kể đến các biện pháp khác, các hình thức hỗ trợ và trợ giúp mang tính nhạy cảm về tuổi tác và nhạy cảm về giới cho người khuyết tật, gia đình và những người chăm sóc của họ bao gồm cả việc cung cấp thông tin và giáo dục về cách phòng tránh, nhận biết và tố cáo các vụ việc bóc lột, bạo hành và lạm dụng. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng các công tác bảo hộ phải mang tính nhạy cảm về giới, tuổi tác và khuyết tật
3. Để ngăn chặn sự xuất hiện của các hình thức bóc lột, bạo hành và lạm dụng, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng tất cả các phương tiện và chương trình được thiết kế phục vụ người khuyết tật phải được một cơ quan độc lập giám sát một cách hiệu quả.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao khả năng phục hồi về mặt tâm lý, nhận thức và thể chất, phục hồi chức năng và khả năng tái hoà nhập xã hội của người khuyết tật, những người là nạn nhân của bất kỳ hình thức bóc lột, bạo hành hay lạm dụng nào. Các biện pháp này phải bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ bảo hộ. Việc phục hồi chức năng và tái hoà nhập nêu trên cần phải được thực hiện trong môi trường mà ở đó khuyến khích chăm sóc sức khỏe, chăm lo đến hạnh phúc, khuyến khích lòng tự tôn, tôn trọng phẩm giá và khả năng tự quyết của một cá nhân khuyết tật và có tính đển nhu cầu cụ thể về giới và tuổi tác.
5. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết sử dụng các chính sách và pháp luật hiệu quả kể cả những chính sách và luật pháp tập trung vào trẻ em và phụ nữ để đảm bảo rằng những trường hợp bóc lột, lạm dụng và bạo hành đối với người khuyết tật được xác minh, điều tra và truy tố nếu phù hợp.

Điều 17
BẢO VỆ SỰ TOÀN VẸN CÁ NHÂN

Mỗi người khuyết tật đều có quyền được tôn trọng sự toàn vẹn về mặt thể chất và trí lực của mình trên cơ sở bình đẳng như những người khác.

Điều 18
TỰ DO ĐI LẠI VÀ TỰ DO VỀ QUỐC TỊCH
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này công nhận quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú và tự do lựa chọn quốc tịch của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng như những người khác, kể cả việc đảm bảo người khuyết tật:
(a) có quyền nhập và thay đổi quốc tịch và không bị tước quốc tịch một cách vô cớ hoặc với lý do là bị khuyết tật;
(b) không bị tước khả năng được cấp, được phép sở hữu và sử dụng các văn bản giấy tờ chứng nhận quốc tịch hay giấy tờ chứng minh nhân dân khác, hoặc khả năng sử dụng các văn bản giấy tờ có liên quan như thủ tục xuất nhập cảnh cần thiết chỉ vì họ bị khuyết tật để hỗ trợ việc thực hiện quyền tự do đi lại của người khuyết tật;
(c) được tự do rời khỏi một nước nước kể cả chính nước mình;
(d) không bị tước đoạt quyền quay trở lại chính nước mình một cách vô cớ hoặc với lý do là bị khuyết tật.
2. Trẻ em khuyết tật phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi được sinh ra, và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch và, , trong khả năng tối đa, có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc.

Điều 19
SỐNG ĐỘC LẬP VÀ ĐƯỢC HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG

Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền bình đẳng của tất cả người khuyết tật được sống trong cộng đồng, có sự lựa chọn bình đẳng như những người khác; và cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp và hiệu quả để hỗ trợ người khuyết tật được hưởng quyền được sống trong cộng đồng cũng như được hòa nhập và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng một cách đầy đủ, bao gồm cả việc đảm bảo rằng:
(a) người khuyết tật có cơ hội lựa chọn nơi cư trú  và lựa chọn người cùng chung sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và không phải sống theo sự sắp đặt đặc biệt nào.
(b) người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tại nhà, tại khu dân cư và tại cộng đồng  kể cả sự trợ giúp cá nhân cần thiết để có những hỗ trợ cần thiết cho cuộc sống và hoà nhập cộng đồng, và để ngăn ngừa sự cô lập hoặc tách biệt với cộng đồng;
(c) Dịch vụ và trang thiết bị cộng đồng dành cho người dân nói chung phải sẵn có trên cơ sở bình đẳng với người khuyết tật và đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật.
Điều 20
DI CHUYỂN CÁ NHÂN

Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp hiệu quả để đảm bảo sự di chuyển cá nhân ở mức độ độc lập nhất có thể cho người khuyết tật, bao gồm:
(a) hỗ trợ khả năng di chuyển cá nhân của người khuyết tật theo cách và vào thời điểm mà họ lựa chọn, với chi phí hợp lý;
(b) hỗ trợ khả năng tiếp cận của người khuyết tật với các phương tiện trợ giúp di chuyển có chất lượng, các trang thiết bị, công nghệ trợ giúp, các phương tiện và các hình thức hỗ trợ cá nhân, và bao gồm cả việc tạo ra sự dồi dào của các phương tiện ở chi phí hợp lý ;
(c) tổ chức tập huấn các kỹ năng di chuyển cho người khuyết tật và các chuyên gia làm việc hỗ trợ người khuyết tật.
(d) khuyến khích các đơn vị sản xuất dụng cụ và công nghệ trợ giúp di chuyển quan tâm đến tất cả các khía cạnh và yếu tố di chuyển cho người khuyết tật.

Điều  21
TỰ DO BÀY TỎ Ý KIẾN, TỰ DO NGÔN LUẬN, VÀ TỰ DO TIẾP CẬN THÔNG TIN
Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện tẩt cả các biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng người khuyết tật có thể thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do ngôn luận kể cả quyền tự do đưa tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và quan điểm trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và bằng nhiều hình thức truyền thông do họ lựa chọn, như đã được ghi trong Điều 2 của Công ước này, bao gồm:
(a) cung cấp thông tin hướng đến đại chúng cho người khuyết tật dưới hình thức và công nghệ tiếp cận phù hợp với nhiều dạng tật khác nhau vào đúng thời điểm mà không có chi phí phát sinh;
(b) thừa nhận và hỗ trợ việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, chữ nổi Braille, các hình thức truyền thông thay thế, và tất cả các cách thức, các kiểu và các loại hình có thể sử dụng được của truyền thông tiếp cận khác do người khuyết tật tự lựa chọn trong quá trình giao tiếp chính thức;
(c) thúc giục các đơn vị tư nhân cung cấp dịch vụ cho đại chúng, kể cả qua Internet, cung cấp thông tin và dịch vụ với hình thức tiếp cận được và sử dụng được cho người khuyết tật;
(d) khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả nhà cung cấp thông tin qua Internet cung cấp các dịch vụ với hình thức tiếp cận được cho người khuyết tật;
(e) Thừa nhận và thúc đẩy việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Điều 22
TÔN TRỌNG SỰ RIÊNG TƯ
1. Không một người khuyết tật nào, bất kể sinh sống ở đâu hay đang sống nhờ vào sự giúp đỡ, phải chịu sự can thiệp vô cớ hay bất hợp pháp đến đời tư, gia đình, nhà cửa hay thư tín, và các loại hình trao đổi thông tin khác hoặc bị xúc phạm một cách bất hợp pháp đến danh dự và hoặc uy tín cá nhân của người đó. Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo hộ để chống lại những sự can thiệp hay xâm hại như vậy.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết bảo hộ  sự riêng tư của các thông tin cá nhân, thông tin về tình trạng sức khỏe, và về vấn đề phục hồi chức năng của người khuyết tật trên cơ sở bình đẳng như những người khác.

Điều  23
QUYỀN ĐƯỢC TÔN TRỌNG GIA ĐÌNH VÀ TỔ ẤM
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp và hiệu quả để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật ở tất cả các vấn đề liên quan đến hôn nhân , gia đình, quyền làm cha làm mẹ, và các vấn đề có liên quan khác, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, nhằm đảm bảo:
(a) thừa nhận quyền của tất cả người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở hoàn toàn đồng ý và tự nguyện của hai bên nam nữ;
(b) thừa nhận quyền của người khuyết tật tự do và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định về số con cái và khoảng cách sinh giữa các con và có quyền tiếp cận đến những thông tin phù hợp với lứa tuổi, tiếp cận với kiến thức về kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản; cung cấp các phương tiện cần thiết để hỗ trợ họ thực hiện những quyền này;
(c) người khuyết tật, kể cả trẻ em có quyền duy trì khả năng sinh sản của họ, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật liên quan đến trách nhiệm bảo hộ, trách nhiệm giám hộ, trách nhiệm ủy thác nuôi dưỡng, nhận con nuôi, hoặc những thể chế tương tự như vậy ở những nơi những khái niệm này được sử dụng trong luật pháp quốc gia; trong mọi trường hợp thì lợi ích tối ưu nhất của trẻ em sẽ được ưu tiên hàng đầu. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đưa ra những hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật trong việc thực hiện nghĩa vụ nuôi dạy con cái.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo trẻ em khuyết tật có quyền bình đẳng đối với cuộc sống gia đình. Nhằm thừa nhận những quyền này và ngăn ngừa sự giấu giếm, cấm đoán, ruồng bỏ, và cách ly trẻ em khuyết tật, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết cung cấp thông tin, các dịch vụ và hỗ trợ đầy đủ và kịp thời cho trẻ em khuyết tật và gia đình trẻ em khuyết tật.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo một đứa trẻ không bị buộc phải cách ly khỏi bố mẹ em nếu trái với ý muốn của cha mẹ em, trừ trường hợp các cơ quan có thẩm quyền chụi sự giám sát của pháp luật quyết định trong khuôn khổ pháp luật và các thủ tục được áp dụng rằng một sự cách ly như thế là cần thiết vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ đó. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép cách ly một đứa trẻ khỏi bố mẹ nó vì lý do khuyết tật của trẻ đó hoặc của một trong hai hoặc cả hai bố mẹ.
5. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết nỗ lực để có giải pháp chăm sóc thay thế trẻ em khuyết tật trong một gia đình lớn hơn hoặc nếu không thành công thì gửi các em vào sống trong một gia đình nào đó trong cộng đồng, khi mà gia đình riêng của trẻ khuyết tật không thể chăm sóc và nuôi dưỡng các em.
Điều 24
GIÁO DỤC
1.  Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền được học tập và giáo dục của người khuyết tật. Nhằm thừa nhận quyền này mà không có sự phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo hệ thống giáo dục hoà nhập ở tất cả các cấp và học tập suốt cuộc đời để hướng tới:
(a) phát triển đầy đủ tiềm năng con người và ý nghĩa của nhân phẩm, của sự tự tôn giá trị và tăng cường sự tôn trọng quyền con người, quyền  tự do cơ bản và sự đa dạng của con người;
(b) phát triển đầy đủ nhất nhân cách, tài năng và sự sáng tạo cũng như năng lực thể chất và trí tuệ của người khuyết tật;
(c) hỗ trợ người khuyết tật tham gia một cách hiệu quả vào một xã hội tự do.
2. Để thừa nhận quyền này, Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo:
(a) người khuyết tật không bị loại trừ khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật, và rằng trẻ em khuyết tật không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc, hoặc chương trình giáo dục trung học cơ sở vì lý do bị khuyết tật;
(b) người khuyết tật có thể tiếp cận với giáo dục hòa nhập miễn phí và có chất lượng ở cấp tiểu học, giáo dục trung học cơ sở trên cơ sở bình đẳng như những người khác trong cộng đồng mà họ sinh sống;
(c) cung cấp các điều kiện học tập phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân;
(d) người khuyết tật được nhận hỗ trợ cần thiết, trong hệ thống giáo dục chung, để có thể học tập hiệu quả;
(e) cung cấp các biện pháp hỗ trợ đặc thù có hiệu quả trong những môi trường có thể tối đa hoá sự phát triển về mặt kiến thức và xã hội, phù hợp với mục tiêu hoà nhập đầy đủ.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết hỗ trợ người khuyết tật học tập các kỹ năng phát triển xã hội và cuộc sống nhằm tạo điều kiện cho họ có thể tham gia một cách đầy đủ và bình đẳng trong giáo dục như những thành viên khác trong cộng đồng.  Để đạt được điều này, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp, bao gồm:
(a) tạo điều kiện cho việc học chữ nổi Braille, các chữ viết thay thế, các phương thức và cách thức thay thế,  và các hình thức truyền thông và định hướng, các kỹ năng di chuyển, và tạo điều kiện cho việc hỗ trợ và tư vấn đồng đẳng;
(b) tạo điều kiện cho việc học ngôn ngữ ký hiệu, và thúc đẩy việc thống nhất ngôn ngữ ký hiệu cho cộng đồng người điếc;
(c) đảm bảo rằng giáo dục của những người bị mù, bị điếc, hoặc vừa bị điếc vừa bị mù, và đặc biệt là trẻ em được thực hiện thông qua ngôn ngữ phù, cách thức và cách giao tiếp phù hợp cho từng cá nhân, và trong môi trường mà ở đó có thể tối đa hóa sự phát triển về kiến thức và phất triển xã hội.
4. Nhằm hỗ trợ đảm bảo việc hiện thực hóa quyền này, Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp để tuyển dụng giáo viên, kể cả những giáo viên là người khuyết tật biết sử ngôn ngữ ký hiệu hoặc/và chữ nổi Braille, và đào tạo những cán bộ và nhân việc làm việc ở tất cả các cấp học. Những lớp tập huấn như vậy phải lồng ghép cả chương trình nâng cao nhận thức và việc sử dụng các cách thức phương tiện và cách giao tiếp thay thế, các tài liệu và kỹ thuật giảng dạy để hỗ trợ người khuyết tật.
5. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo rằng người khuyết tật có thể tiếp cận với giáo dục cao đẳng và đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục cho người lớn, việc học tập suốt đời mà không có sự phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng như những người khác. Để đạt được mục tiêu này, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo cung cấp những điều chỉnh phù hợp cho người khuyết tật.

Điều 25
Y TẾ
Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận người khuyết tật có quyền thụ hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cao nhất có thể mà không có sự phân biệt đối xử vì lý do bị khuyết tật. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo người khuyết tật có thể tiêp cận được các dịch vụ y tế mang tính nhạy cảm giới, bao gồm phục hồi chức năng có liên quan đến vấn đề y tế. Cụ thể, Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết:
(a) Cung cấp cho người khuyết tật các dịch vụ và chương trình chăm sóc y tế có chất lượng đảm bảo, đủ tiêu chuẩn và miễn phí hoặc có thể chi trả được tương tự như các dịch vụ và chương trình cung cấp cho các đối tượng khác bao gồm các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và các vấn đề sinh lý và các chương trình y tế công cộng về vấn đề dân số;
(b) Cung cấp các dịch vụ y tế như trên khi người khuyết tật có nhu cầu đặc biệt là vì lý do bị khuyết tật của họ kể cả các biện pháp phù hợp về xác định sớm và can thiệp sớm và cung cấp các dịch vụ được thiết kế để giảm thiểu và ngăn ngừa các dạng khuyết tật khác kể cả cho trẻ em và người già;
(c) Cung cấp các dịch vụ y tế như vậy càng gần cộng đồng dân cư càng tốt, kể cả ở các vùng nông thôn;
(d) Yêu cầu các cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật như chăm sóc sức khỏe cho những người khác, kể cả các dịch vụ miễn phí, chưa kể đến các dịch vụ khác, đồng thời nâng cao nhận thức về quyền, nhân phẩm, quyền tự quyết và nhu cầu của người khuyết tật thông qua tập huấn, và ban hành các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khi hành nghề y trong cả lĩnh vực dịch vụ y tể công và dịch vụ y tể tư;
(e) Nghiêm cấm phân biệt đối xử đối với người khuyết tật khi cung cấp bảo hiểm y tế, và bảo hiểm nhân thọ được luật pháp của Quốc gia thành viên cho phép, và các loại hình bảo hiểm này phải được cung cấp một cách hợp lý và công bằng;
(f) Nghiêm cấm việc từ chối mang tính phân biệt đối xử trong công tác chăm sóc sức khỏe, cung cấp các dịch vụ y tế, thực phẩm và đồ uống vì lý do khuyết tật.

Điều  26
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp và hiệu quả, kể cả hỗ trợ đồng đẳng, để hỗ trợ người khuyết tật có thể đạt được và duy trì tối đa khả năng độc lập, khả năng học nghề, khả năng xã hội, trí lực, thể lực và sự tham gia và hoà nhập đầy đủ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này, Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tổ chức, củng cố và mở rộng các dịch vụ và chương trình phục hồi chức năng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, việc làm, giáo dục, và dịch vụ xã hội, theo cách mà các dịch vụ và chương trình này:
(a) Bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất và dựa trên đánh giá chặt chẽ về nhiều mặt về nhu cầu và thể lực cá nhân;
(b) Hỗ trợ sự tham gia và hoà nhập cộng đồng và mọi mặt của xã hội, và sự hỗ trợ này phải tự nguyện, và sẵn có cho người khuyết tật và sự hỗ trợ này càng gần cộng đồng càng tốt, kể cả vùng nông thôn.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc đẩy việc xây dựng các chương trình đào tạo ban đầu và đào tạo thường xuyên cho các chuyên viên và cán bộ làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thúc đẩy khả năng sẵn có, kiến thức và việc sử dụng công nghệ và thiết bị hỗ trợ được thiết kế cho người khuyết tật vì các công nghệ và thiết bị hỗ trợ này có liên quan đến phục hồi chức năng.

Điều  27
CÔNG VIỆC VÀ NGHỀ NGHIỆP
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người khuyết tật được làm việc, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, bao gồm quyền có cơ hội để kiếm sống bằng công việc do chính họ tự do lựa chọn hay chấp nhận trong thị trường lao động và trong môi trường làm việc cởi mở, hoà nhập và tiếp cận cho người khuyết tật.  Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện trên thực tế quyền được làm việc, kể cả những người bị khuyết tật trong quá trình làm việc bằng cách áp dụng từng biện pháp phù hợp, thông qua pháp luật, chưa kể đến những biện pháp khác, nhằm:
(a) Nghiêm cấm phân biệt đối xử trên tất cả các mặt có liên quan đến vấn đề việc làm bao gồm điều kiện tuyển dụng, công tác tuyển dụng và việc làm, quá trình làm việc, có hội  thăng tiến trong nghề nghiệp và các điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh;
(b) Bảo hộ quyền có điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi bao gồm cả cơ hội làm việc bình đẳng và được trả lương công bằng cho những công việc có giá trị như nhau, được làm việc trong những điều kiện an toàn và lành mạnh bao gồm cả việc được bảo vệ khỏi sự lạm dụng, và được bồi thường cho những tổn thất về tinh thần của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
(c) Đảm bảo người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và công đoàn bình đẳng như những người khác,
(d) Tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận một cách có hiệu quả tới các chương trình hướng dẫn học nghề và kỹ thuật nói chung, các dịch vụ sắp xếp việc làm và đào tạo nghề và đào tạo nghề thường xuyên;
(e) Thúc đẩy cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người khuyết tật trên thị trường lao động, đồng thời hỗ trợ tìm việc làm, tiếp cận việc làm, duy trì và quay trở lại làm việc;
(f) Thúc đẩy cơ hội tự tạo việc làm, thành lập doanh nghiệp, phát triển hợp tác xã và khởi nghiệp kinh doanh của chính họ;
(g) Tuyển dụng người khuyết tật làm việc trong lĩnh vực công;
(h) Thúc đẩy vấn đề việc làm cho người khuyết tật trong lĩnh vực tư nhân bằng những biện pháp và chính sách phù hợp như các chương trình hành động cương quyết, các ưu đãi và các biện pháp khác;
(i) Đảm bảo có các điều chỉnh hợp lý cho người khuyết tật tại nơi làm việc;
(j) Khuyến khích người khuyết tật tiếp thu các kinh nghiệm làm việc trên thị trường lao động mở;
(k) thúc đẩy các chương trình phục hồi chức năng nghề nghiệp, duy trì việc làm và quay trở lại làm việc dành cho người khuyết tật;
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo người khuyết tật không bị đối xử như nô lệ hoặc bị quy phục, và phải được bảo hộ  khỏi các hình thức lao động bắt buộc hay lao động cưỡng bức, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.

Điều  28
MỨC SỐNG THÍCH ĐÁNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người khuyết tật được hưởng mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình, bao gồm đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, và được cải thiện điều kiện sống thường xuyên; và cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo hộ và thúc đẩy việc thực hiện quyền này trên thực tế mà không có sự phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người khuyết tật đối với bảo trợ xã hội và người khuyết tật được hưởng quyền này mà không bị phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật; và cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm và thúc đẩy sự việc thực hiện quyền này trên thực tế. Các biện pháp đó bao gồm:
(a) đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận bình đẳng tới các dịch vụ nước sạch, và tiếp cận tới các dịch vụ, các trang thiết bị và các trợ giúp khác theo nhu cầu liên quan đến khuyết tật một cách phù hợp và ở mức chi phí hợp lý;
(b) đảm bảo người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khuyết tật, và người già bị khuyết tật được tiếp cận tới các chương trình bảo trợ xã hội, và các chương trình xoá đói giảm nghèo;
(c) đảm bảo người khuyết tật nghèo và gia đình của họ là hộ nghèo được tiếp cận với các trợ giúp về các chi phí có liên quan đến khuyết tật từ Nhà nước bao gồm hỗ trợ tài chính, tập huấn, tư vấn, và an dưỡng;
(d) đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận các chương trình nhà ở công;
(e) đảm bảo người khuyết tật được tiếp cận bình đẳng các chương trình và trợ cấp hưu trí.

Điều  29
SỰ THAM GIA TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH – CHÍNH TRỊ
Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo người khuyết tật có các quyền về chính trị và cơ hội được hưởng những quyền chính trị này trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và cam kết:
(a) Đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả trong lĩnh vực hành chính – chính trị và xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua các đại diện được họ tự do lựa chọn, bao gồm các quyền và cơ hội cho người khuyết tật tham gia bầu cử và được bầu, chưa kể đến những cái khác, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, bằng cách:
(i) Đảm bảo các thủ tục, các trang thiết bị và tài liệu phục vụ công tác bầu cử phải phù hợp, tiếp cận được, dễ hiểu, và dễ sử dụng;
(ii) Bảo hộ quyền được bầu cử của người khuyết tật bằng cách bỏ phiểu kín trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý công khai mà không gặp phải sự đe doạ, quyền được ứng cử, quyền nắm giữ một cách hiệu quả các vị trí được bầu, và quyền thi hành các nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả ở tất cả các cấp trong chính quyền; tạo điều kiện cho việc sử dụng các công nghệ trợ giúp và công nghệ mới khi phù hợp;
(iii) Đảm bảo quyền tự do thể hiện ý chí cá nhân của người khuyết tật với vai trò cử tri, và để đạt được mục tiêu này, khi cần thiết, theo yêu cầu của người khuyết tật, thì cho phép người khuyết tậ có sự trợ giúp để thực hiện bầu cử từ một người được người khuyết tật đó lựa chọn để bỏ phiếu nhân danh họ.
(b) Chủ động thúc đẩy một môi trường mà ở đó người khuyết tật có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả vào quá trình điều hành các công việc xã hội mà không gặp phải sự phân biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và khuyến khích người khuyết tật tham gia vào các công việc xã hội, bao gồm:
(i) tham gia vào các hội và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến hành chính – chính trị của đất nước, tham gia vào các hoạt động và quản lý của các đảng chính trị;
(ii) thành lập và tham gia các tổ chức của người khuyết tật để đại diện cho chính người khuyết tật ở cấp quốc tế, quốc gia, khu vực, và địa phương.

Điều  30
SỰ THAM GIA TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ, GIẢI TRÍ, THỂ THAO
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền của người khuyết tật tham gia vào đời sống văn hoá, trên cơ sở bình đẳng như những người khác và cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng  người khuyết tật:
(a) được tiếp cận đối với tài liệu văn hoá ở dạng tiếp cận được;
(b) được tiếp cận đối với các chương trình truyền hình, phim, kịch và các hoạt động văn hoá khác, ở dạng tiếp cận được;
(c) được tiếp cận với những nơi có các dịch vụ hoặc biểu diễn văn hoá, như nhà hát, bảo tàng, rạp chiếu phim, thư viện, các dịch vụ du lịch, và càng nhiều càng tốt, được tiếp cận với những đài kỷ niệm và địa điểm diễn ra sự kiện văn hoá quan trọng của quốc gia.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp để hỗ trợ người khuyết tật có cơ hội phát triển và tận dụng tiềm năng, sáng tạo, nghệ thuật và tri thức của họ, không chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân họ, mà còn làm giàu thêm cho xã hội.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện các biện pháp phù hợp, theo luật pháp quốc tế, để đảm bảo rằng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chứa đựng những rào cản bất hợp lý hoặc mang tính phân biệt đối xử đối với khả năng tiếp cận của người khuyết tật tới các tài liệu văn hoá.
4. Người khuyết tật có quyền được hỗ trợ và thừa nhận những đặc thù về ngôn ngữ và văn hoá bao gồm ngôn ngữ ký hiệu và văn hoá của người điếc, trên cơ sở bình đẳng như những người khác.
5. Nhằm hỗ trợ người khuyết tật tham gia vào các hoạt động thể thao, giải trí, trên cơ sở bình đẳng như những người khác, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết  thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm:
(a) Khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia một cách đầy đủ nhất của người khuyết tật trong các hoạt động thể thao hòa nhập ở tất cả các cấp;
(b) Đảm bảo rằng người khuyết tật có cơ hội tổ chức, phát triển và tham gia vào các hoạt động giải trí và thể thao cụ thể dành cho người khuyết tật và để đạt được mục tiêu này  khuyến khích việc cung cấp các hướng dẫn, đào tạo và nguồn lực phù hợp, trên cơ sở bình đẳng như những người khác;
(c) Đảm bảo rằng người khuyết tật tiếp cận được đối với các địa điểm du lịch, thể thao và giải trí;
(d) Đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật được tiếp cận bình đẳng như những trẻ em khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí trong hệ thống giáo dục;
(e) Đảm bảo rằng người khuyết tật tiếp cận được tới các dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch.

Điều  31
THỐNG KẾ VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện thu thập các thông tin phù hợp, bao gồm các số liệu nghiên cứu và thống kế, để hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện chính sách để đảm bảo hiệu lực thi hành của Công ước này. Quá trình thu thập và lưu giữ thông tin cần:
(a) tuân thủ các bảo hộ được pháp luật đặt ra bao gồm cả luật về bảo hộ số liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật và tôn trọng sự riêng tư của người khuyết tật;
(b) tuân thủ các chuẩn được quốc tế chấp nhận để bảo hộ  quyền con người, các quyền tự do cơ bản, và nguyên tắc đạo đức trong việc thu thập và sử dụng số liệu thống kê.
2. Các thông tin thu được theo quy định tại điều này phải được phân loại và được sử dụng để hỗ trợ đánh giá việc thực hiện các cam kết của các Quốc gia thành viên của Công ước này, khi phù hợp, và để xác định cũng như giải quyết trở ngại mà người khuyết tật gặp phải khi thực hiện quyền của họ.
3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết có trách nhiệm chia sẻ các số liệu thống kê và đảm bảo người khuyết tật và những người khác có thể tiếp cận được tới các số liệu thống kê này.

Điều  32
HỢP TÁC QUỐC TẾ
1. Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức xã hội dân sự và đặc biệt là các tổ chức của người khuyết tật, các Quốc gia thành viên của Công ước này nhận thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, trong việc hỗ trợ các nỗ lực của mỗi quốc gia hiện thực hóa các mục đích, mục tiêu của Công ước này, và cam kết áp dụng các biện pháp phù hợp và hiệu quả để trong lĩnh vực hợp tác quốc tế song phương và đa phương, khi phù hợp. Các biện pháp này, chưa kể đến các biệp pháp khác, bao gồm:
(a) Đảm bảo việc hợp tác quốc tế, bao gồm các chương trình phát triển quốc tế, mang tính hòa nhập và tiếp cận được đối với người khuyết tật.
(b) Tạo điều kiện và hỗ trợ nâng cao năng lực, bao gồm chia sẻ và trao đổi thông tin, kinh nghiệm, các chương trình đào tạo và các trường hợp điển hình;
(c) Tạo điều kiện cho công tác hợp tác trong nghiên cứu, tiếp cận tới các kiến thức khoa học và kỹ thuật;
(d) Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và kinh tế, khi phù hợp, bao gồm việc tạo điều kiện để tiếp cận và chia sẻ công nghệ hỗ trợ mang tính tiếp cận, và thông qua chuyển giao công nghệ.
2. Các khoản quy định trong Điều 32 không có tác động đến nghĩa vụ mà mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện trong khuôn khổ Công ước này.

Điều  33
THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT Ở CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết, tuỳ thuộc vào hệ thống tổ chức của quốc gia thành viên đó, cam kết phân công một hoặc một số cán bộ chuyên trách trong chính phủ để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của Công ước này, và cam kết xem xét một cách thích đáng việc thành lập hay chỉ định một cơ chế điều phối trong chính phủ để hỗ trợ thực hiện các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau, và ở các cấp khác nhau.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này, tuỳ thuộc vào hệ thống quản lý hành chính và pháp lý của Quốc gia thành viên đó, cam kết duy trì, đẩy mạnh, chỉ định hoặc thiết lập trong chính phủ một khung hành động, bao gồm một hoặc nhiều cơ chế độc lập nếu cần thiết để thúc đẩy, bảo hộ, và giám sát việc thực hiện Công ước này. Khi chỉ định hay thành lập một cơ chế như vậy, thì các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết tính đến đến các nguyên tắc có liên quan đến chức năng và vị trí của các thiết chế nhà nước cho việc bảo hộ và nâng cao quyền con người.
3. Các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt là người khuyết tật và các tổ chức đại diện của người khuyết tật phải được tham gia một cách đầy đủ vào quá trình giám sát.

Điều 34
UỶ BAN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1. Uỷ ban về Quyền của người khuyết tật sẽ được thành lập (Sau đây gọi tắt là “Uỷ ban”) để thực hiện các nhiệm vụ được nêu ra dưới đây.
2. Uỷ ban cần bao gồm 12 chuyên gia, kể từ khi Công ước này có hiệu lực. Sau khi có thêm 60 quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước, thì số thành viên của Uỷ ban sẽ tăng thêm sáu thành viên nữa, và sẽ đạt số lượng tối đa là 18 thành viên.
3. Các Ủy viên trong Uỷ ban sẽ phục vụ theo năng lực riêng của họ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và năng lực được thừa nhận trên các lĩnh vực mà Công ước đề cập. Khi đề cử các ứng viên là công dân của nước mình, các Quốc gia thành viên của Công ước này  phải cam kết xem xét một cách thích đáng đến các quy định được ghi trong Điều 4.3 của Công ước này. 
4. Các Ủy viên của Uỷ ban sẽ được các Quốc gia thành viên của Công ước này bầu chọn có tính đến các yếu tố về địa lý, đại diện của các xã hội khác nhau, và đại diện của các hệ thống pháp luật chủ yếu, yếu tố cân bằng giới, và có sự tham gia của các chuyên gia là người khuyết tật.
5. Các Ủy viên của Uỷ ban sẽ được bầu bằng cách bỏ phiếu kíntheo danh sách đề cử của các Quốc gia thành viên lựa chọn từ các ứng viên là công dân của nước họ tại các phiên họp của Hội nghị các Quốc gia thành viên. Tại các phiên họp đó, phải có tối thiểu hai phần ba tổng số các Quốc gia thành viên đến dự. Số người được bầu vào Uỷ ban sẽ là những người đạt được số phiếu nhiều nhất và thu được tuyệt đại đa số phiếu bầu của đại diện của các Quốc gia thành viên có mặt tham gia bỏ phiếu.
6. Lần bầu cử lần đầu sẽ được tiến hành không chậm quá 6 tháng kể từ sau ngày Công ước có hiệu lực. Ít nhất là bốn tháng trước ngày bầu cử, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ gửi thư tới các Quốc gia thành viên đề nghị trong khoảng hai tháng đề cử ứng viên của mình vào Ủy ban.  Sau đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ thành lập một danh sách theo thứ tự bảng chữ cái của tất cả những ứng viên được đề cử và ghi rõ Quốc gia thành viên nào đã đề cử họ và sẽ gửi danh sách đó tới Quốc gia thành viên của Công ước này.
7. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Họ có thể được bầu lại một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của sáu thành viên được lựa chọn ở lần bầu cử đầu tiên sẽ chấm dứt trong haiấhi năm, ngay sau khi đợt bầu cử đầu tiên, tên của sáu thành viên này sẽ do Chủ tạo của phiên họp được ghi trong Khoản 5 Điều 34 lựa chọn bằng cách rút thăm. 
8. Việc lựa chọn sáu thành viên bổ sung cho Uỷ ban sẽ được tổ chức trong các dịp bầu cử thường kỳ, phù hợp với các khoản của Điều 34.
9. Nếu một Ủy viên của Uỷ ban bị chết hay từ chức, hoặc tuyên bố ngừng thực hiện các nhiệm vụ của mình vì bất cứ lý do nào, thì Quốc gia thành viên đã đề cử Ủy viên đó sẽ chỉ định một chuyên gia khác có kiến thức chuyên môn tương tự và đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi trong các khoản liên quan của Điều 34 thay thế cho đến hết nhiệm kỳ.
10. Uỷ ban sẽ tự định ra điều lệ làm việc của riêng mình.
11. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ bổ nhiệm nhân sự  và cung cấp các trang thiết bị vật chất cần thiết để Uỷ ban hoạt động một cách hiệu quả trong khuôn khổ Công ước này; và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ủy ban.
12. Khi có sự phê chuẩn của Đại hội đồng Liên hợp quốc, các Ủy viên của Uỷ ban được thành lập trong khuôn khổ Công ước này sẽ được nhận lương từ nguồn tài trợ của Liên Hợp Quốc theo thể thức và điều kiện do Đại hội đồng Liên hợp quốc ấn định căn cứ vào trọng trách trong Uỷ ban.
13. Các Ủy viên của Uỷ ban sẽ được phép sử dụng các trang thiết bị vật chất, được hưởng các quyền ưu đãi và quyền miễn trừ khi thực hiện nhiệm vụ cho Liên Hợp Quốc theo quy định của Công ước về Quyền ưu đãi và Quyền miễn trừ của Liên Hợp Quốc.
Điều  35
BÁO CÁO CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
1. Mỗi Quốc gia thành viên cam kết đệ trình lên Uỷ bản, thông qua Tổng thư ký Liên hợp quốc, một bản báo cáo tổng hợp về các biện pháp được Quốc gia đó thông qua nhằm tăng tính hiệu lực cho các nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Công ước này và những tiến bộ đã đạt được khi thực hiện các nghĩa vụ đó trong vòng hai năm sau khi Công ước có hiệu lực tại Quốc gia thành viên có liên quan.
2. Sau đó, các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đệ trình báo cáo tới Uỷ ban ít nhất là bốn năm một lần và bất kỳ thời điểm nào khi Uỷ ban yêu cầu.
3. Uỷ ban sẽ ấn định các hướng dẫn được áp dụng đối với nội dung của báo cáo.
4. Mỗi Quốc gia thành viên đã đệ trình một báo báo tổng thể đầu tiên tới Uỷ ban rồi thì trong các báo cáo tiếp theo của mình không cần nhắc lại những thông tin đã được đề cập đến trong báo cáo trước đó. Khi chuẩn bị báo cáo, Quốc gia thành viên của Công ước này phải cam kết thực hiện quá trình chuẩn bị báo cáo một cách cởi mở và minh bạch và cam kết xem xét một cách thích đáng đến các quy định được ghi trong Điều 4.3 của Công ước này.
5. Nội dung của báo cáo phải chỉ ra các nhân tố và khó khăn có ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nghĩa vụ mà Công ước đưa ra.

Điều  36
XEM XÉT BÁO CÁO
1. Mỗi báo cáo sẽ được Uỷ ban xem xét, điều này sẽ giúp Uỷ ban đưa ra các đề xuất và khuyến nghị chung về báo cáo và khi xét thấy phù hợp Ủy ban sẽ chuyển các đề xuất và khuyến nghị chung  đó cho các Quốc gia thành viên. Các Quốc gia thành viên sẽ có phản hồi về bất kỳ thông tin nào mà Quốc gia đó lựa chọn tới Uỷ ban. Uỷ ban có thể yêu cầu các Quốc gia thành viên cung cấp các thông tin cụ thể hơn có liên quan đến việc thực hiện Công ước này.
2. Nếu một Quốc gia thành viên của Công ước này đệ trình báo cáo quá muộn so với thời hạn quy định, thì Uỷ ban sẽ thông báo cho Quốc gia thành viên đó biết về yêu cầu cần phải kiểm tra việc thực hiện Công ước tại Quốc gia đó, và dựa trên các thông tin đáng tin cậy mà Uỷ ban thu được và nếu báo cáo không được nộp trong vòng 3 tháng kể từ thông báo, Uỷ ban sẽ yêu cầu Quốc gia thành viên đó tham gia kiểm tra. Nếu Quốc gia đó nộp báo cáo, thì các quy định trong khoản 1 của Điều 36 sẽ được áp dụng.
3. Tổng thư ký Liên Hợp quốc sẽ gửi các báo cáo tới tất cả các Quốc gia thành viên của Công ước này.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết công bố báo cáo một cách rộng rãi trước công chúng của Quốc gia đó, và cam kết tạo điều kiện để công chúng có thể tiếp cận đến những đề xuất, gợi ý chung của Ủy ban có liên quan đến báo cáo.
5. Nếu xét thấy phù hợp, Uỷ ban sẽ gửi báo cáo do các Quốc gia thành viên của Công ước này đệ trình tới các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chương trình của Liên Hợp Quốc và các cơ quan có thẩm quyền khác để yêu cầu hỗ trợ hay tư vấn về kỹ thuật có trong báo cáo bên cạnh những nhận xét và khuyến nghị nếu có của Ủy ban về những yêu cầu này.

Điều  37
HỢP TÁC GIỮA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ UỶ BAN

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết hợp tác với Uỷ ban và hỗ trợ các Ủy viên của Uỷ ban hoàn thành nhiệm vụ họ.
2. Trong mối quan hệ với các Quốc gia thành viên của Công ước này, Uỷ ban sẽ xem xét một cách thích đáng các phương thức và cách thức để nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc thực hiện các điều khoản của Công ước cho Quốc gia thành viên của Công ước này, kể cả thông qua hợp tác quốc tế.

Điều  38
MỐI QUAN HỆ CỦA UỶ BAN VỚI CÁC CƠ QUAN KHÁC
Để đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Công ước này và khuyến khích hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực mà Công ước đề cập đến:
(a) Các cơ quan chuyên môn và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc được quyền đại diện trong quá trình xem xét thực hiện các điều khoản của Công ước trong khuôn khổ nhiệm vụ của họ. Nếu xét thấy phù hợp, Uỷ ban có thể yêu cầu các cơ quan chuyên môn và các cơ quan có thẩm quyền khác tư vấn chuyên môn cho việc việc thực hiện Công ước theo lĩnh vực trong phạm vi nhiệm vụ tương ứng của họ. Uỷ ban có thể yêu cầu các cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc nộp báo cáo về việc thực hiện Công ước theo các lĩnh vực trong phạm vi hoạt động của họ.
(b) Uỷ ban, khi muốn hủy bỏ nhiệm vụ nào của mình, khi phù hợp, phải tham vấn với các cơ quan khác có liên quan chụi sự chi phối của các Hiệp ước nhân quyền quốc tế, nhằm đảm bảo sự nhất quán trong các hướng dẫn, các đề xuất và khuyến nghị chung tương ứng trong việc chuẩn bị báo cáo, và nhằm tránh sự trùng lặp và chồng chéo khi thực hiện chức năng của mình.

Điều  39
BÁO CÁO CỦA UỶ BAN
Uỷ ban sẽ phải báo cáo hai năm một lần đến Đại Hội đồng Liên hợp quốc và tới Uỷ ban Kinh tế Xã hội về các hoạt động của Uỷ ban, và có thể có những đề xuất và khuyến nghị chung dựa trên việc đánh giá các báo cáo và các thông tin nhận được từ các Quốc gia thành viên của Công ước này. Các đề xuất và khuyến nghị chung đó phải được đề cập trong báo cáo của Uỷ ban cũng với những nhận xét nếu có từ Quốc gia thành viên của Công ước này.

Điều  40
HỘI NGHỊ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN
1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này sẽ họp thường kỳ tại Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước để xem xét những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện Công ước.
2. Không quá sáu tháng kể từ ngày Công ước có hiệu lực, Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ triệu tập Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước. Các cuộc họp tiếp theo sẽ được Tổng thư ký LHQ triệu tập hai năm một lần, hoặc do các Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước ấn định.
Điều 41
LƯU CHIỂU CÔNG ƯỚC

Tổng thư ký LHQ chịu trách nhiệm lưu chiểu Công ước này.

Điều  42
KÝ KẾT CÔNG ƯỚC
Công ước này sẽ để ngỏ cho các quốc gia, các tổ chức hợp tác khu vực tham gia  ký kết việc gia nhập bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 năm 2007 tại trụ sở chính của Liên hợp quốc tại New York.

Điều  43
ĐẠT ĐƯỢC SỰ ĐỒNG THUẬN
Công ước này sẽ tùy thuộc vào các Quốc gia thành viên đã tham gia ký kết Công ước phê chuẩn và tùy thuộc vào các tổ chức hợp tác khu vực đã tham gia ký kết Công ước chính thức xác nhận việc gia nhập. Công ước này sẽ để ngỏ cho bất kỳ một quốc gia hay tổ chức hợp tác khu vực nào chưa tham gia ký kết Công ước.

Điều  44
CÁC TỔ CHỨC HỢP TÁC KHU VỰC
1. “Tổ chức hợp tác khu vực” có nghĩa là một tổ chức do các Quốc gia có chủ quyền ở một khu vực nào đó thành lập và các Quốc gia thành viên  trao quyền cho Tổ chức hợp tác khu vực đó trong phạm vi các vấn đề được đề cập trong Công ước này. Những tổ chức hợp tác khu vực như vậy sẽ tuyên bố, trong văn kiện khẳng định hoặc gia nhập chính thức của mình, phạm vi thẩm quyền của mình đối với các vấn đề được để cập trong Công ước này. Sau đó các tổ chức này sẽ thông báo việc lưu chiểu bất kỳ phần sửa đổi đáng kể nào trong phạm vi quyền hạn của mình.
2. Khi nói đến “Các quốc gia thành viên” trong Công ước này có nghĩa là bao gồm cả các tổ chức như vậy trong phạm vi giới hạn thẩm quyền của họ.
3. Để phù hợp với Khoản 1 Điều 45, và Khoản 2 và 3 của Điều 47, bất kỳ văn kiện nào do một tổ chức hợp tác khu vực lưu chiểu sẽ không được tính đến.
4. Các tổ chức hợp tác khu vực, trong pham vi quyền hạn của mình, có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước này với số phiếu ngang bằng với số lượng Quốc gia thành viên của tổ chức hợp tác khu vực đó mà đã tham gia Công ước này. Các tổ chức hợp tác khu vực như vậy không được thực hiện quyền bỏ phiếu nếu bất kỳ Quốc gia thành viên nào của tổ chức hợp tác khu vực đó thực hiện quyền bỏ phiếu đó và ngược lại.

Điều 45
HIỆU LỰC
1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20. 
2. Đối với một Quốc gia thành viên hay tổ chức hợp tác khu vực phê chuẩn, chính thức khẳng định hoặc gia nhập Công ước sau khi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chính thức khẳng định hoặc gia nhập thứ 20, thì Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, chính thức khẳng định hoặc gia nhập đó.

Điều  46
BẢO LƯU Ý KIẾN
1. Ý kiến bảo lưu không phù hợp với mục đích và mục tiêu của Công ước sẽ không được chấp nhận.
2. Ý kiến bảo lưu có thể được hủy bỏ vào bất kỳ thời điểm nào.

Điều  47
SỬA ĐỎI
1. Bất cứ Quốc gia thành viên nào của Công ước này có thể đề nghị sửa đổi Công ước và gửi đề nghị sửa đổi đó lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề nghị sửa đổi cho các Quốc gia thành viên nào của Công ước cùng với một yêu cầu đề nghị các Quốc gia thành viên cho biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các Quốc gia thành viên nhằm xem xét và hay thông qua các đề nghị sửa đổi đó hay không. Trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo, nếu có ít nhất một phần ba số nước tuyên bố tán thành việc tổ chức hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Văn kiện sửa đổi được hai phần ba (2/3) trong tổng số các Quốc gia thành viên tham dự Hội nghị và bỏ phiếu thông qua thì sẽ được Tổng thư ký trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc chuẩn y và sau đó gửi tới tất cả các Quốc gia thành viên của Công ước chấp nhận.
2. Văn kiện sửa đổi được thông qua và chuẩn y nêu ở Khoản 1 Điều 47 sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi có hai phần ba (2/3) trong tổng số các Quốc gia thành viên của Công ước gửi văn kiện chấp nhận sửa đổi và các văn kiện chấp nhận này được lưu chiểu kể từ ngày thông qua sửa đổi.  Sau đó, văn kiện sửa đổi sẽ có hiệu lực tại các Quốc gia thành viên của Công ước vào ngày thứ 30 kể từ ngày Quốc gia thành viên đó lưu chiểu văn kiện chấp nhận sửa đổi của chính Quốc gia đó. Văn kiện sửa đổi sẽ chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với những Quốc gia thành viên đã chấp thuận sửa đổi.
3. Nếu được Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước quyết định với sự thống nhất cao, văn kiện sửa đổi được thông qua và chuẩn y nêu ở khoản 1 Điều 47 mà đặc biệt có liên quan đến các Điều 34, 38, 39, 40  sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Quốc gia thành viên của Công ước vào ngày thứ 30 sau khi  có hai phần ba (2/3) trong tổng số các Quốc gia thành viên của Công ước gửi văn kiện chấp nhận sửa đổi và các văn kiện chấp nhận sửa đổi này được lưu chiểu kể từ ngày thông qua sửa đổi. 

Điều  48
RÚT KHỎI CÔNG ƯỚC
Một Quốc gia thành viên của Công ước muốn rút khỏi Công nước phải thông báo bằng văn bản cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo.

Điều  49
DẠNG THỨC TIÊP CẬN CỦA CÔNG ƯỚC

Nội dung của Công ước sẽ được trình bày dưới các dạng thức tiếp cận khác nhau.

Điều  50
NGÔN NGỮ

Nguyên văn Công ước này được viết bằng tiếng Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha và đều có giá trị như nhau.
Để làm bằng chứng những đại biểu được Chính phủ nước họ trao toàn quyền ký tên dưới đây, đã ký vào bản Công ước này.

PHỤ LỤC II
NGHỊ ĐỊNH THƯ KHÔNG BẮT BUỘC CỦA CÔNG ƯỚC VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 
Các Quốc gia thành viên tham gia Nghị định thư không bắt buộc này cam kết các điều sau đây:
Điều 1
1. Một Quốc gia thành viên tham gia Nghị định thư này (Sau đây gọi tắt là "Quốc gia thành viên”) công nhận thẩm quyền của Ủy ban về Quyền của Người Khuyết Tật (Sau đây gọi tắt là "Ủy ban”) để tiếp nhận và xem xét các thông tin tố cáo từ hoặc nhân danh một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân được Nghị định thư này bảo hộ tố cáo rằng họ bị Quốc gia thành viên đó xâm hại, vi phạm các điều khoản của Công ước về Quyền của người khuyết tật.     
2. Không một thông tin tố cáo nào được Ủy ban tiếp nhận nếu thông tin tố cáo đó liên quan đến một Quốc gia thành viên tham gia Công ước về Quyền của người khuyết tật nhưng lại không là thành viên của Nghị định thư không bắt buộc này.
Điều 2
Ủy ban sẽ coi các thông tin tố cáo là không được chấp nhận khi:
(a) Là thông tin tố cáo nặc danh;
(b) Thông tin tố cáo lợi dụng quyền được gửi thông tin tố cáo hoặc thông tin tố cáo không phù hợp với các điều khoản của Công ước về Quyền của người khuyết tật;   
(c) Những thông tin như vậy sẽ được Ủy ban kiểm tra trong khuôn khổ các quy định khác về giải quyết tranh chấp hay điều tra quốc tế; 
(d) Tất cả các giải pháp sẵn có trong nội bộ Quốc gia thành viên đó sẽ không được xem xét đến. Điều này sẽ không được phép xảy ra ở một Quốc gia thành viên mà việc áp dụng các giải pháp cho các thông tin tố cáo kéo dài một cách không hợp lý hoặc có thể không mang lại những giải pháp có hiệu quả;     
(e) Thông tin tố cáo đó rõ ràng là không có căn cứ hoặc là không chứng minh được một cách đầy đủ; hoặc khi
(f) Các vụ việc thực tế của thông tin tố cáo xảy ra trước khi Nghị định thư này có hiệu lực tại Quốc gia thành viên có liên quan trừ phi những vụ việc đó tiếp diễn đến sau ngày Nghị định thư có hiệu lực. 
Điều 3
Như đã nêu trong các khoản của Điều 2 của Nghị định thư này, Ủy ban sẽ bí mật chuyển các thông tin tố cáo tới Quốc gia thành viên bị cáo buộc để giải quyết.. Trong vòng sáu tháng, Quốc gia thành viên bị cáo buộc đó phải có báo cáo giải trình với Ủy ban về các vụ việc đó và đề xuất các giải pháp nếu có mà Quốc gia thành viên đó đã tiến hành để giải quyết các vụ việc.
Điều 4
1. Vào thời điểm bất kỳ sau khi nhận được thông tin tố cáo và trước khi đưa ra hướng giải quyết vụ việc, Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên có liên quan đó phải xem xét một cách khẩn trương và đưa ranhững biện pháp tạm thời cần thiết để tránh những thiệt hại không thể bù đắp được có thể xảy ra cho nạn nhân hoặc các nạn nhân đã bị xâm hại.
2. Khi Ủy ban thực hiện thẩm quyền của mình được ghi trong khoản 1 Điều 4 của Nghị định thư này, thì điều này không có nghĩa là đây là một phán quyết về việc gia nhập Nghị định thư hay về việc giải quyết vụ việc bị tố cáo đó.
Điều 5
Ủy ban sẽ phải tổ chức các cuộc họp kín khi điều tra các vụ việc bị tố cáo trong khuôn khổ Nghị định thư này. Sau khi điều tra xong vụ việc, Ủy ban sẽ chuyển các giải pháp và khuyến nghị của mình, nếu có, tới Quốc gia thành viên có liên quan và tới người gửi đơn thư tố cáo.   
Điều 6
1. Nếu Ủy ban nhận được thông tin tin cậy chứng minh rằng một Quốc gia thành viên vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm một cách có hệ thống các quyền của người khuyết tật ghi trong Công ước về Quyền của người khuyết tật thì Ủy ban sẽ yêu cầu Quốc gia thành viên đó hợp tác kiểm tra thông tin và sau đó sẽ đưa ra báo cáo kết quả kiểm tra liên quan đế vụ việc có liên quan.
2. Xem xét cả báo cáo do Quốc gia thành viên có liên quan đệ trình cũng như các nguồn thông tin tin cậy sẵn có khác của mình, Ủy ban có thể sẽ cử một hay một số Ủy viên của Ủy ban tiến hành thẩm vấn và báo cáo khẩn cấp cho Ủy ban. Khi được đảm bảo và có sự chấp thuận của Quốc gia thành viên đó, trong quá trình điều tra có thể sẽ bao gồm cả một chuyến điều tra thực địa tới Quốc gia thành viên có liên quan.    
3. Sau khi thẩm tra kết quả của cuộc điều tra, Ủy ban sẽ chuyển báo cáo điều tra tới Quốc gia thành viên có liên quan cùng với các nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban. 
4. Trong vòng 06 tháng kể từ khi nhận được báo cáo điều tra cùng với các nhận xét và khuyến nghị của Ủy ban, Quốc gia thành viên có liên quan phải trình báo cáo điều tra của mình cho Ủy ban. 
5. Một cuộc điều tra như vậy phải được tiến hành bí mật và phải đảm bảo có sự hợp tác của Quốc gia thành viên có liên quan ở tất các các giai đoạn của trình tự thủ tục điều tra. 
Điều 7
1. Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên có liên quan đó phải trình bày chi tiết các giải pháp trong báo cáo điều tra của mình theo quy định tại Điều 35 của Công ước về Quyền của người khuyết tật trong suốt quá trình điều tra được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định thư này.  
2. Ủy ban có thể yêu cầu Quốc gia thành viên có liên quan thông báo các giải pháp đã được thực hiện trong suốt quá trình điều tra sau khi kết thúc thời hạn 06 tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6, nếu thấy cần thiết.   
Điều 8
Mỗi Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rằng Quốc gia thành viên đó không công nhận thẩm quyền của Ủy ban được nêu trong Điều 6 và 7, vào thời điểm ký kết hay phê chuẩn Nghị định thư này hoặc gia nhập sau đó.  
Điều  9
Tổng thư lý Liên hợp quốc sẽ lưu chiểu Nghị định thư này.
Điều 10
Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho các Quốc gia thành viên các tổ chức hợp tác khu vực đã tham gia ký kết việc gia nhập Công ước về Quyền của người khuyết tật tham gia ký kết bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 năm 2007 tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York.  
Điều 11
Nghị định thư này sẽ tùy thuộc vào việc phê chuẩn của các Quốc gia thành viên đã tham gia ký kết Nghị định thư này mà đã phê chuẩn hay gia nhập Công ước về Quyền của người khuyết tật. Nghị định thư này sẽ tùy thuộc vào sự khẳng định chính thức của các tổ chức hợp tác khu vực đã tham gia ký kết Nghị định thư này mà đã chính thức khẳng định hay gia nhập Công ước về Quyền của người khuyết tật. Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho bất kỳ Quốc gia thành viên hay tổ chức hợp tác khu vực nào mà đã phê chuẩn, khẳng định chính thức hay gia nhập Công ước về Quyền của người khuyết tật nhưng chưa ký kết Nghị định thư gia nhập Nghị định thư.      
Điều 12
1. “Tổ chức hợp tác khu vực” có nghĩa là một tổ chức do các Quốc gia có chủ quyền ở một khu vực nào đó thành lập và các Quốc gia thành viên  trao quyền cho Tổ chức hợp tác khu vực đó trong phạm vi các vấn đề được đề cập trong Công ước và Nghị định thư. Những tổ chức hợp tác khu vực như vậy sẽ tuyên bố trong văn kiện khằng định hoặc gia nhập chính thức của mình, phạm vi thẩm quyền của mình đối với các vấn đề được để cập trong Công ước và Nghị định thư. Sau đó các tổ chức này sẽ thông báo việc lưu chiểu bất kỳ phần sửa đổi đáng kể nào trong phạm vi quyền hạn của mình
2. Khi nói đến “các Quốc gia thành viên” trong bản Nghị định thư này có nghĩa là bao gồm cả các tổ chức hợp tác khu vực như vậy trong phạm vi giới hạn thẩm quyền của họ.
3. Để phù hợp với khoản 1, Điều 13, và khoản 2 Điều 15, bất kỳ một văn kiện nào được các tổ chức hợp tác khu vực như vậy lưu chiểu sẽ không được tính đến.
4. Tổ chức hợp tác khu vực, trong phạm vi quyền hạn của mình, có thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại các phiên họp của các Quốc gia thành viên của Nghị định thư này, với số phiếu ngang bằng với số lượng các Quốc gia thành viên của tổ chức hợp tác khu vực đó mà là thành viên của Nghị định thư này. Tổ chức hợp tác khu vực sẽ không có quyền bỏ phiếu nếu các Quốc gia thành viên của tổ chức đó bỏ phiếu và ngược lại.
Điều 13
1. Khi Công ước có hiệu lực thì Nghị định thư này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 10.   
2. Đối với từng Quốc gia thành viên hoặc tổ chức hợp tác khu vực phê chuẩn, khẳng định chính thức hay gia nhập Nghị định thư sau khi lưu chiểu văn kiện phê chuẩn, khẳng định chính thức hay gia nhập Nghị định thư thứ 10, thì Nghị định thư sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi lưu chiếu văn kiện Nghị định thư phê chuẩn, khẳng định chính thức hay gia nhập đó. 
Điều 14
1. Ý kiến bảo lưu mà không phù hợp với đối tượng và mục đích của Nghị định thư này sẽ không được chấp nhận. 
2. Ý kiến bảo lưu có thể được hủy bỏ vào bất kỳ thời điểm nào.
Điều 15
1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào cũng có thể đề xuất sửa đổi Nghị định thư và trình đề xuất sửa đổi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc.  Tổng thư ký sẽ chuyển đề xuất sửa đổi cho các Quốc gia thành viên với một yêu cầu đề nghị họ cho biết liệu có cần triệu tập một cuộc họp các Quốc gia thành viên về việc xem xét và thông qua đề xuất sửa đổi đó. Trong vòng 4 tháng tính từ ngày thông báo, nếu có ít nhất một phần ba tổng số các Quốc gia thành viên của Nghị định thư tuyên bố tán thành tổ chức cuộc họp xem xét dự thảo sửa đổi, thì Tổng thư ký sẽ triệu tập cuộc họp dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Mọi sửa đổi nào được hai phần ba (2/3) trong tổng số các Quốc gia thành viên tham dự phiên họp thông qua sẽ được Tổng thư ký đệ trình lên Đại hội đồng Liên hợp quốc để phê chuẩn và sau đó các Quốc gia thành viên chấp thuận.       
2. Văn kiện sửa đổi được thông qua và phê chuẩn tại khoản 1 Điều 15 sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau khi có hai phần ba (2/3) trong tổng số các Quốc gia thành viên của Nghị định thư gửi văn kiện chấp nhận sửa đổi và các văn kiện chấp nhận này được lưu chiểu kể từ ngày thông qua sửa đổi. Sau đó văn kiện sửa đổi sẽ có hiệu lực tại các Quốc gia thành viên tham gia vào ngày thứ 30 sau khi lưu chiểu văn kiện chấp thuận sửa đổi của chính các Quốc gia thành viên đó.Văn kiện sửa đổi chỉ có hiệu lực ràng buộc tại các Quốc gia thành viên đã chấp thuận sửa đổi.
Điều 16
Một Quốc gia thành viên muốn rút khỏi Nghị định thư này phải thông báo bằng văn bản cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Việc rút khỏi Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được thông báo rút khỏi Nghị định thư.   
Điều  17
Nội dung của bản Nghị định thư này sẽ trình bày dưới các dạng thức tiếp cận khác nhau. 
Điều  18
Nguyên văn Nghị định thư này được viết bằng tiếng Ả-rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha và đều có giá trị như nhau.

 

 

Copyright © 2013 Social worker and Templates - Anime OST.