Tâm động học/Psychodynamic
1. Khái niệm
- Duy trì được tiến trình nhận thức, xúc cảm, và tinh thần ý chí mà thúc đẩy được hành vi của một cá nhân một cách có ý thức hoặc vô thức. Những tiến trình này được xem là sản phẩm của quá trình đan xen lẫn nhau giữa những vấn đề về gen, di truyền sinh học, và những yếu tố về văn hoá xã hội, về những cái thực tại quá khứ và hiện tại, những khả năng về nhận thức và sự sai lệch, và những trải nghiệm và những khả năng ghi nhỡ của một cá nhân[1]
- Duy trì được tiến trình nhận thức, xúc cảm, và tinh thần ý chí mà thúc đẩy được hành vi của một cá nhân một cách có ý thức hoặc vô thức. Những tiến trình này được xem là sản phẩm của quá trình đan xen lẫn nhau giữa những vấn đề về gen, di truyền sinh học, và những yếu tố về văn hoá xã hội, về những cái thực tại quá khứ và hiện tại, những khả năng về nhận thức và sự sai lệch, và những trải nghiệm và những khả năng ghi nhỡ của một cá nhân[1]
- Nghiên cứu về hành vi con người từ quan điểm động cơ và động lực, nó phụ thuộc vào phần lớn vấn đề chức năng của xúc cảm, và được dựa trên những giả định cho rằng nhân cách của một cá nhân và những hoạt động phản ứng ở mọi thời điểm được xem là sản phẩm của các hoạt động tương tác giữa nguồn năng lượng của cá nhân đó và môi trường xung quanh[2]
Trong tâm lý học, tâm động học/động học tâm lý là nghiên cứu về mối quan hệ của nhiều khía cạnh khác nhau về ý thức (mind), nhân cách (personality) và linh hồn (psyche), những vẫn đề này có quan hệ chặt chẽ đối với những vấn đề về tinh thần, xúc cảm, hoặc động cơ đặc biệt là ở cấp độ vô thức. Tâm động học nghiên cứu về sự thay đổi và chuyển đổi “năng lượng” tinh thần trong mỗi cá nhân/nhân cách cá nhân. Trọng tâm của tâm động học là mối quan hệ giữa năng lượng cá nhân và trạng thái xúc cảm theo những khía cạnh về cái tôi bản năng (id), cái tôi khách quan (ego) và cái siêu tôi (superego). Những khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ đến các giai đoạn phát triển thời trẻ, ấu thơ của mỗi cá nhân. Tâm động học cố gắng lý giải và giải thích các hành vi và các giai đoạn của tâm thần theo những thuật ngữ hoặc các tiến trình về xúc cảm bên trong
2. Lịch sử
Quan niệm tâm động học, xuất hiện lần đầu trong tác phẩm Lectures on psychology năm 1874 của nhà tâm lý học người Đức, Ernst Von Brucke[3], ông đã cùng với Hermann von Helmholtz – người đặt nền móng cho những quy luật nhiệt động lực[4] (thermodynamic), đã có những quan điểm cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều có các hệ thống năng lượng được kiểm soát dưới nguyên tắc của sự bảo tồn năng lượng. Cũng trong giai đoạn này, ở Đại học Viên, Bruke đã trở thành giáo sư hướng dẫn năm đầu của nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud, người mà sau này đã phát triển tâm lý học động học theo quan điểm mới, và quan điểm này-hướng nghiên cứu này tiếp tục được các nhà khoa học khác như Carl Lung, Alfred Freud, Melanie Klein phát triển.
3. Tổng quan
Tiền đề trung tâm của tâm động học được dựa trên quy luật đầu tiên về nhiệt động lực, nó đề cập đến việc tổng số vấn đề và năng lượng trong mọi hệ thống dưới sự nghiên cứu, đều trải qua mọi hình thức thay đổi hoặc một quá trình nào đó, vẫn được bảo tồn. Việc đưa quy luật vật lý này thành một quan niệm tâm lý học, nguồn gốc của tâm động học cũng giả định được việc những điều gì đã trải qua, đặc biệt là giai đoạn ấu thơ, và về mặt lý thuyết nó được bảo tồn theo hình thức vô thức. Kết quả là, những trải nghiệm được bảo tồn trong giai đoạn sau của cuộc sống hoặc là được ẩn chứa trong ý thức hoặc tìm thấy qua sự biểu hiện ra bên ngoài, nghĩa là ở cấp độ ý thức.
4. Tâm động học của Jung
Dựa trên quan điểm của Freud, Carl Jung đã hướng đến xây dựng một mô hình về tâm động học, theo Jung, ở khía cạnh tinh thần cũng có những vấn đề về nhận thức và vô thức được chia ra thành một số hệ thống đóng tương tự. Tổng số các hệ thống tinh thần như vậy lấy nguồn năng lượng thông qua đầu vào cảm biến nó là chỗ tạo nên năng lượng cho các cá nhân, mặc dù vậy, sự đóng góp năng động về những nguồn vào này giữa các hệ thống khác nhau này được kiểm soát thông qua hai nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về sự cân bằng: nếu khối lượng năng lượng được uỷ thác, đặt ra với từng thành tố tâm lý học suy giảm hoặc biến mất thì khối lượng năng lượng cũng sẽ hiện diện ở một yếu tố tâm lý khác.
- Nguyên tắc về entropy (duy trì năng lượng): sự phân bổ năng lượng trong khía cạnh tinh thần hướng đến sự cân bằng giữa mọi cấu trúc của tinh thần.
Jung cũng đã thiết lập mô hình về các nguyên tắc năng lượng tâm lý học trong nguyên lý đầu tiên về nhiệt động học và nguyên tắc thứ hai về vấn đề này. Những quan niệm chính của Jung về tâm động học chính là năng lượng tâm lý, hoặc libido, giá trị, sự tương đương, entropy, sự tiến triển và thoái lui.
5. Những vấn đề thảo luận hiện tại
Hiện tại, tâm động học là một lĩnh vực liên ngành phân tích và nghiên cứu tiến trình tư duy con người, những tiến trình phản hồi, và sự phản ứng lại. nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng đưa ra một số vấn đề chính trong một số lĩnh vực như:
- Hiểu được và đoán định trước được hàng loạt những phản hồi có ý thức và vô thức cụ thể đối với những đầu vào cảm biến, như hình ảnh, màu sắc, cỡ chữ, âm thanh…
- Sử dụng bản chất giao tiếp của việc di chuyển và những cử chỉ sinh học có ảnh hưởng và nghiên cứu đến những trạng thái về cơ thể-ý thức rất cụ thể
- Đánh giá về khả năng của ý thức và những ý nghĩa có ảnh hưởng trực tiếp đến những phản hồi về sinh lý học và những biến đổi sinh học.